Phương án quy hoạch sử dụng đất năm

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 70 - 72)

1. Tổng giá trị sản xuất (GO) 1000đ 97681 2.32032 2.794.397 Ngành nông lâm ngư1000 đ750.511828.099903

3.2.2. Phương án quy hoạch sử dụng đất năm

Để có phương án quy hoạch sử dụng đất huyện đã tổng hợp nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

*) Đất sản xuất nông nghiệp

Với mục tiêu tăng năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi để tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, tăng sản lượng và tính hàng hóa nông sản, tăng thu nhập cho các hộ nông dân. Trong quá trình sản xuất bố trí cây trồng hợp lý nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Từ đó có hướng bố trí hợp lý về lực lượng lao động, giải quyết việc làm tăng thu nhập và thực hiện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH.

- Chỉ tiêu:

+ Ổn định diện tích trồng lúa khoảng 9.000 ha + Ổn định diện tích trồng sắn khoảng 300 ha + Ổn định diện tích trồng chè khoảng 5.000 ha

Trên cơ sở đó huyện đã đưa ra phương án quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp:

Đối với đất trồng lúa: Khai thác tối đa diện tích có khả năng sản xuất lương thực, cải tạo 174,21 ha đất bằng chưa sử dụng và 300 ha đất trồng rừng sản xuất sang trồng lúa. Chuyển 274 ha diện tích lúa vùng trũng kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản.

Đối với đất trồng cây hàng năm khác: Thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tổ chức tốt công tác khai hoang, ưu tiên dành diện tích trồng sắn làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Quy hoạch thành những vùng sắn tập trung để đầu tư thâm canh.

Dự kiến năm 2010 đất trồng sắn tăng thêm 692,00 ha. Năng suất bình quân 40 tấn/ha, sản lượng đạt 100.000 - 120.000 tấn/năm. Đồng thời bố trí 903 ha đất chưa sử dụng vào trồng cỏ chăn nuôi.

Đối với đất trồng cây lâu năm: Phấn đấu tăng nhanh diện tích trồng cây chè công nghiệp, cây dâu góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. Phát triển mạnh cây chè bằng cách sử dụng hết diện tích đất có khả năng trồng chè để khai hoang trồng mới, chuyển một phần diện tích trồng rừng sang trồng chè. Dự kiến năm 2010 đất trồng chè tăng thêm 1.835,00 ha. Khai thác và chuyển đổi diện tích đất bãi ven sông phát triển trồng dâu mở rộng nghề nuôi tằm, dự kiến năm 2010 diện tích đất trồng dâu tăng thêm 118,60 ha.

*) Đất lâm nghiệp

Đất lâm nghiệp của huyện được điều chỉnh với tổng diện tích 66.952,7 ha (bao gồm đất có rừng và đất chưa có rừng).

- Rừng sản xuất: 47.971,52 ha - Rùng phòng hộ: 18.918,18 ha

Phát triển kinh tế rừng nhằm tạo ra cá vùng nguyên liệu tập trung để phục vụ công nghiệp chế biến. Ngoài việc chuyển đổi một số diện tích rừng phòng hộ sang rừng sản xuất và rùng sản xuất sang rừng phòng hộ. Dự kiến khai thác đất chưa sử dụng vào mục đích trồng rừng 2.584,64 ha và khoanh nuôi tái tạo là 258,96 ha.

*) Đất nuôi trồng thủy sản

- Tổng hợp nhu cầu: Khai thác có hiệu quả tiềm năng mặt nước trên cơ sở phát triển đa dạng hình thức nuôi trồng và đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất. Phát triển NTTS đảm bảo tính bền vững và môi trường. Tận dụng nguồn nước mặt hiện có trên địa bàn và chuyển đổi một số diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, nuôi cá vụ đông, cơ cấu đa dạng đối tượng nuôi

+ Diện tích ao, hồ đập: 997,85 ha + Diện tích nuôi ruộng lúa 1.500,00 ha + Diện tích nuôi cá lồng bè 1,2 ha/300 lồng.

- Phương án quy hoạch: Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng mở rộng diện tích, thâm canh nâng cao năng suất. Trên cơ sở quy hoạch ở mặt nước hồ, đập lớn và vừa, ao nhỏ của hộ gia đình và nuôi cá lồng bè. Mạnh dạn chuyển đổi một số diện tích đất sản xuất nông nghiệp có năng suất kém sang nuôi trồng thủy sản. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản đến 2010 tăng thêm 503,80 ha.

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 70 - 72)