BẢNG 13: ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC ĐẦU TƯ ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 58 - 62)

1. Tổng giá trị sản xuất (GO) 1000đ 97681 2.32032 2.794.397 Ngành nông lâm ngư1000 đ750.511828.099903

BẢNG 13: ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC ĐẦU TƯ ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC

ĐVT: 1000đ/ha

Hạng đất Mức đầu tư Hộ GO IC LĐ (công) VA GO/IC VA/IC VA/LĐ

Hạng II < 20500 14 48.531,0 19.466,0 270 29.065,0 2,49 1,49 107,65 20500 - 21000 28 49.333,0 20.271,0 280 29.062,0 2,43 1,43 103,79 > 21000 18 49.742,0 23.372,0 290 26.370,0 2,13 1,13 90,93 Bình quân chung 49.202,0 21.036,3 280 28.165,7 2,34 1,34 100,59 Hạng III < 24000 16 47.864,0 23.793,0 317 24.071,0 2,01 1,01 75,93 24000 - 26000 20 48.446,0 25.362,0 319 23.084,0 1,91 0,91 72,36 > 26000 24 48.979,0 26.772,0 321 22.207,0 1,83 0,83 69,18 Bình quân chung 48.429,7 25.309,0 319 23.120,7 1,91 0,91 72,48 Hạng IV < 27500 26 44.978,0 26.823,0 326 18.155,0 1,68 0,68 55,69 27500 - 28000 20 45.470,0 27.552,0 328 17.918,0 1,65 0,65 54,63 > 28000 14 46.725,0 28.435,0 330 18.290,0 1,64 0,64 55,42 Bình quân chung 45.724,3 27.603,3 328 18.121,0 1,66 0,66 55,25

Với mức đầu tư < 27.500, giá trị sản xuất mà hộ nông dân thu được là 44.978 nghìn đồng/ha. Với mức chi phí trung bình là 26.823 nghìn đồng/ha đem lại phần giá trị tăng thêm cho hộ nông dân là 18.155 nghìn đồng/ha. Và khi bỏ ra một đồng chi phí trung gian sẽ thu được 1,68 đồng giá trị sản xuất và 0,68 đồng giá trị tăng thêm. Chỉ tiêu VA/LĐ của mức đầu tư này là 55,69 nghìn đồng/ha.

Với mức đầu tư 27.500 - 28.000 nghìn đồng/ha, giá trị sản xuất trung bình mà hộ nông dân thu được là 45.470 nghìn đồng/ha. Với mức chi phí sản xuất trung bình là 27.552 nghìn đồng/ha đem lại cho người nông dân phần giá trị tăng thêm là 17.918 nghìn đồng/ha. Và khi bỏ ra 1 đồng giá trị tăng thêm sẽ thu được 1,65 đồng giá trị sản xuất và 0,65 đồng giá trị tăng thêm. Chỉ tiêu VA/LĐ trên đất hạng IV của mức đầu tư này là 54,63 nghìn đồng/ha.

Với mức đầu tư > 28.000 nghìn đồng/ha, giá trị sản xuất mà hộ nông dân thu được là 46.725 nghìn đồng/ha. Với mức chi phí sản xuất trung bình là 28.435 nghìn đồng/ha, đã đem lại cho người nông dân phần giá trị tăng thêm là 18.290 nghìn đồng/ha. Khi bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian người nông dân sẽ thu được 1,64 đồng giá trị sản xuất và 0,64 đồng giá trị tăng thêm. Chỉ tiêu VA/LĐ của mức đầu tư này là 55,42 nghìn đồng/ha.

Qua đó ta có thể thấy trên cùng một hạng đất với các mức đầu tư khác nhau thì hiệu quả mang lại cho người nông dân là khác nhau. Và nếu người nông dân bỏ ra mức đầu tư nhiều hơn thì hiệu quả kinh tế mạng lại là lớn hơn. Còn đối với các hạng đất khác nhau, đầu tư nhiều hơn chưa chắc đã đem lại hiệu quả lớn hơn.

Cụ thể xét mức bình quân chung trên các hạng đất ta có thể thấy rõ điều đó:

Đối với đất hạng II, giá trị sản xuất mà các hộ nông dân thu được là 49.202,0 nghìn đồng/ha. Với mức chi phí sản xuất là 21.036,3 nghìn đồng/ha đem lại phần giá trị tăng thêm với mức bình quân chung là 28.165,7 nghìn đồng/ha. Khi bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian sẽ thu được mức bình quân chung là 2,34 đồng giá trị sản xuất và 1,34 đồng giá trị tăng thêm. Bình quân chung chỉ tiêu VA/LĐ là 100,59 nghìn đồng/ha.

Trên đất hạng III, bình quân chung giá trị sản xuất mà người nông dân thu được đã giảm xuống còn 48.429,7 nghìn đồng/ha. Với mức chi phí 25309,0 nghìn đồng/ha đem lại

phần giá trị tăng thêm là 23.120,7 nghìn đồng/ha. Khi bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian trên đất hạng III, bình quân chung sẽ thu được 1,91 đồng giá trị sản xuất và 0,91 đồng giá trị tăng thêm.

Trên đất hạng IV, bình quân chung giá trị sản xuất mà các hộ nông dân thu được là 45.724,3 nghìn đồng/ha. Chi phí sản xuất bình quân là 27.603,3 nghìn đồng/ha đem lại cho người nông dân phần giá trị tăng thêm bình quân là 18.121 nghìn đồng/ha. Và khi bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian bình quân chung sẽ thu được 1,66 đồng giá trị sản xuất và 0,66 đồng giá trị tăng thêm.

Như vậy ở các mức đầu tư khác nhau của các hộ nông dân đem lại hiệu quả khác nhau. Sự chênh lệch mức đầu tư chủ yếu do độ màu mỡ, độ phì nhiêu của đất ruộng gây ra. Không phải cứ đầu tư nhiều thì sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà phải tùy thuộc vào từng thửa đất, từng CTLC khác nhau. Đất càng màu mỡ thì chi phí cho lượng phân bón, giống và công chăm sóc càng thấp và ngược lại. Do vậy phải lựa chọn cây trồng, các công thức luân canh phù hợp để có mức đầu tư hợp lý đem lại hiệu quả kinh tế và nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân.

2.3.5.2. Ảnh hưởng của công lao động đến hiệu quả sử dụng đất canh tác.

Do đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các giống cây trồng vật nuôi nên đòi hỏi phải có sự chăm sóc nhất định. Trong lĩnh vực trồng trọt công lao động bao gồm công làm đất, cấy, chăm sóc và thu hoạch. Đây cũng chính là nhân tố đem lại sự thành công cho người nông dân cuối mỗi vụ thu hoạch. Tuy nhiên đối với mỗi loại cây trồng khác nhau thì sẽ yêu cầu công chăm sóc khác nhau. Để xem xét công lao động đến kết quả và hiệu quả sử dụng đất canh tác của các hộ điều tra, tôi tiến hành tìm hiểu sự khác biệt trong đầu tư công lao động.

Ở các mức công lao động khác nhau thì kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân là khác nhau. Xét cụ thể trên từng hạng đất ta thấy:

- Đối với đất hạng II: Với mức công lao động < 270 công, giá trị sản xuất trung bình mà người nông dân thu được là 48.245 nghìn đồng/ha. Mức chi phí sản xuất trung bình là 19.769 nghìn đồng/ha đem lại phần giá trị tăng thêm là 28.476 nghìn đồng/ha. Khi bỏ ra 1

đồng chi phí trung gian sẽ thu được 2,44 đồng giá trị sản xuất và 1,44 đồng giá trị tăng thêm. Chỉ tiêu VA/LĐ của mức lao động này là 107,46 nghìn đồng/ha.

Với mức công lao động 270 - 280 công, giá trị sản xuất mà hộ nông dân thu được là 49.237 nghìn đồng/ha. Mức chi phí sản xuất trung bình là 20.658 nghìn đồng/ha đem lại phần giá trị tăng thêm là 28.579 nghìn đồng/ha. Cứ bỏ ra một đồng chi phí trung gian sẽ đem lại 2,38 đồng giá trị sản xuất và 1,38 đồng giá trị tăng thêm. Chỉ tiêu VA/LĐ mức lao động này là 103,92 nghìn đồng/ha.

Với mức công lao động > 280 công, giá trị sản xuất trung bình mà hộ nông dân thu được là 50.124 nghìn đồng/ha. Với mức chi phí sản xuất trung bình là 22.682 nghìn đồng/ha đem lại phần giá trị tăng thêm là 27.442 nghìn đồng/ha. Khi bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian sẽ thu được 2,21 đồng giá trị sản xuất và 1,21 đồng giá trị tăng thêm.

- Đối với đất hạng III: Với mức công lao động < 310 công, giá trị sản xuất trung bình mà các hộ nông dân thu được là 47.452 nghìn đồng/ha. Với mức chi phí sản xuất trung bình là là 23.987 nghìn đồng/ha đem lại phần giá trị tăng thêm là 23.465 nghìn đồng/ha. Khi bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian sẽ đem lại 1,98 đồng giá trị sản xuất và 0,98 đồng giá trị tăng thêm. Và với mức lao động này chỉ tiêu VA/LĐ là 76,93 nghìn đồng/ha.

Với mức công lao động từ 310 - 320 công, giá trị sản xuất mà các hộ nông dân thu được là 48.564 nghìn đồng/ha. Mức chi phí sản xuất trung bình là 24.969 nghìn đồng/ha sẽ đem lại phần giá trị tăng thêm là 23.595 nghìn đồng/ha . Khi bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian sẽ thu được 1,94 đồng giá trị sản xuất và 0,94 đồng giá trị tăng thêm. Chỉ tiêu VA/LĐ của mức lao động này là 74,43 nghìn đồng/ha.

Với mức công lao động > 320 công, giá trị sản xuất trung bình người nông dân thu được là 49.273 nghìn đồng/ha. Với mức chi phí sản xuất trung bình là 26.971 nghìn đồng/ha đã đem lại phần giá trị tăng thêm là 22.302 nghìn đồng/ha. Và khi bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian sẽ thu được 1,83 đồng giá trị sản xuất và 0,83 đồng giá trị tăng thêm. Chỉ tiêu VA/LĐ của mức lao động này là 68,62 nghìn đồng/ha.

- Xét cụ thể trên đất hạng IV: Với mức công lao động < 320 công , giá trị sản xuất trung bình mà các hộ nông dân thu được là 45.665 nghìn đồng/ha. Với mức chi phí sản

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 58 - 62)