BẢNG 7: DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH CỦA HUYỆN QUA 3 NĂM 2007

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 39 - 41)

1. Tổng giá trị sản xuất (GO) 1000đ 97681 2.32032 2.794.397 Ngành nông lâm ngư1000 đ750.511828.099903

BẢNG 7: DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH CỦA HUYỆN QUA 3 NĂM 2007

2007 - 2009

Cây trồng 2007 2008 2009

DT NS SL DT NS SL DT NS SL

(ha) (tạ/ha) (tấn) (ha) (tạ/ha) (tấn) (ha) (tạ/ha) (tấn)

1. Lúa 14.205,0 50,98 72.422,0 14.291,0 53,78 76.853,0 13.400,0 54,0 72.360,0 2. Ngô 7.002,0 41,34 28.943,0 6.933,0 44,88 31.115,0 7.500,0 48,8 36.600,0 3. Sắn 2.057,0 79,43 80.223,0 2.855,0 395,00 112.710,0 3.000,0 450,0 135,0 4. Khoai lang 154,0 51,00 789,0 243,0 52,00 1.265,0 243,0 52,6 1.278,0 5. Rau các loại 1.516,0 56,66 8.590,0 1.595,0 63,61 10,145,0 1.677,0 65,1 10.914,0 6. Đậu 2.574,0 11,80 3.037,0 2.407,0 9,25 2,226,0 2.157,0 9,8 2.111,0 7. Lạc 1.969,0 20,60 4.066,0 2.218,0 23,95 5.312,0 2.000,0 27,0 5.400,0 8. Vừng 200,0 7,00 144,0 42,0 8,30 35,0 200,0 8,0 160,0 9. Mía - - - 8,0 80,00 64,0 16,0 16,0 128,0 Tổng DT gieo trồng 29.677,0 30.592,0 30.193,0 Hệ số sử dụng ruộng đất 2,03 2,09 2,03

thụ lớn nên trong những năm qua có một số xã trên địa bàn huyện đã chuyển đổi một số diện tích trồng màu sang trồng rau.

Đối với các loại cây công nghiệp ngắn ngày chính của huyện như đậu, lạc, vừng thì đậu và lạc là 2 loại cây trồng chiếm phần lớn trong tổng diện tích gieo trồng. Đậu là loại cây trồng không phải đem lại giá trị kinh tế cao nhưng khả năng chịu hạn của nó tốt hơn các loại cây trồng khác nên diện tích gieo trồng vẫn tương đối lớn. Trong 3 năm qua diện tích gieo trồng của đậu đang có xu hướng giảm dần. Cụ thể năm 2007 là 2.574 ha, năm 2008 giảm xuống 2.407 ha, năm 2009 giảm còn 2.157 ha. Năng suất không ổn định nên sản lượng đậu hàng năm cũng biến động thất thường. Năm 2007 năng suất đậu đạt 11,8 tạ/ha; với tổng sản lượng là 3.037 tấn. Năm 2008 năng suất giảm còn 9,25 tạ/ha; với tổng sản lượng là 2.226 tấn. Năm 2009 năng suất có tăng lên 9,79 tạ/ha; nhưng tổng sản lượng giảm còn 2.111 tấn. Nguyên nhân là do năm 2009 diện tích gieo trồng của cây đậu giảm xuống, mặt khác do ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, chế độ canh tác, sâu bệnh làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Cũng giống như đậu, diện tích, năng suất, sản lượng lạc trên địa bàn huyện trong những năm qua cũng có những sự biến động nhất định. Diện tích gieo trồng của cây lạc năm 2007 là 1.969 ha, năm 2008 tăng lên 2.218 ha, năm 2009 diện tích gieo trồng lại giảm xuống còn 2000 ha. Tuy nhiên năng suất của lạc không ngừng tăng, làm tăng tổng sản lượng lạc hàng năm của huyện. năm 2007 năng suất lạc đạt 20,6 tạ/ha; với tổng sản lượng 4.066 tấn. Năm 2008 năng suất tăng lên 23,95 tạ/ha; sản lượng tăng lên 5.312 tấn. Năm 2009 năng suất tiếp tục tăng lên 27 tạ/ha; với sản lượng có là 5.400 tấn. Năng suất tăng lên do trình độ thâm canh của bà con nông dân, hay áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, thực hiện trồng lạc phủ ni lông đem lại hiệu quả rất lớn.

Trên địa bàn huyện, vừng là loại cây trồng còn chưa phổ biến, nên diện tích gieo trồng còn ít, năng suất cũng không cao. Năm 2009 diện tích gieo trồng là 200 ha, năng suất 16 tạ/ha. Tập trung ở các xã như: Thanh Tường, Thanh Ngọc, Cát Văn.... và rải rác ở các xã khác.

Mía là loại cây chỉ trồng tập trung theo vùng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến. Ở huyện nhà máy còn rất hạn chế vì vậy cây mía chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong cơ cấu cây trồng hàng năm của huyện. Đến năm 2009 diện tích gieo trồng mía chỉ có 16 ha; năng suất 16 tạ/ha.

Như vậy ta có thể thấy, diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng hàng năm của huyện tăng giảm không ổn định.

Sự biến động trong cơ cấu từng loại cây trồng làm cho tổng diện tích gieo trồng của huyện Thanh Chương trong 3 năm qua có sự thay đổi. Năm 2007 tổng diện tích gieo trồng các cây trồng chính của huyện là 29.677 ha, năm 2008 diện tích gieo trồng tăng lên 30.592 ha, đến năm 2009 diện tích gieo trồng lại giảm xuống còn 30.193 ha. Và kéo theo sự biến động của hệ số sử dụng ruộng đất. Năm 2007 hệ số sử dụng ruộng đất là 2,03 lần, đến năm 2008 tăng lên 2,09 lần, năm 2009 lại giảm xuống còn 2,03 lần. Hệ số sử dụng ruộng đất giảm xuống là một điều không tốt. Vì vậy phải nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng bằng đầu tư thâm canh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất đồng thời tăng số lần gieo trồng trên một đơn vị diện tích để nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 39 - 41)