1. Tổng giá trị sản xuất (GO) 1000đ 97681 2.32032 2.794.397 Ngành nông lâm ngư1000 đ750.511828.099903
BẢNG 12: HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC CTLC TRÊN MỘT HA ĐẤT CANH TÁC PHÂN THEO HẠNG ĐẤT ĐVT: 1000đ/ha
ĐVT: 1000đ/ha
Chỉ tiêu
Hạng CTLC
Hạng II Lúa - lúa 49.204,0 21.034,0 280 28.170,0 2,34 1,34 100,6
Hạng III Lúa - lúa 45.946,0 24.678,0 300 21.268,0 1,86 0,86 70,9
Lúa - lúa - ngô 56.238,0 38.332,0 380 17.906,0 1,47 0,47 47,1 Lạc - ngô 42.126,0 21.543,0 244 20.583,0 1,96 0,96 84,4 Lạc - đậu - ngô 50.065,0 25.486,0 360 24.579,0 1,96 0,96 68,3 Sắn - khoai 26.168,0 15.267,0 210 10.901,0 1,71 0,71 51,9 Rau - rau 70.035,0 26.548,0 420 43.487,0 2,64 1,64 103,5 Bình quân chung 48.429,7 25.309,0 319 23.120,7 1,91 0,91 71,02 Hạng IV Lúa - lúa 44.268,0 26.630,0 320 17.638,0 1,66 0,66 55,1 Lúa - lúa - ngô 51.760,0 39.764,0 390 11.996,0 1,30 0,30 30,8 Lạc - ngô 41.439,0 23.654,0 264 17.785,0 1,75 0,75 67,4 Lạc - đậu - ngô 49.559,0 27.965,0 370 21.594,0 1,77 0,77 58,4 Sắn - khoai 24.567,0 16.874,0 220 7.693,0 1,46 0,46 35,0 Rau - rau 62.753,0 30.733,0 440 32.020,0 2,04 1,04 72,8
Bình quân chung 45.724,3 27.603,3 334 18.121,0 1,66 0,66 53,22
- Đối với CTLC sắn - khoai: xét về mặt giá trị sản xuất đây là CTLC mang lại hiệu quả thấp nhất so với các CTLC khác. Giá trị sản xuất thu được trên đất hạng III là 26.168 nghìn đồng/ha, trên đất hạng IV là 24.567 nghìn đồng/ha. Giá trị tăng thêm trên đất hạng III của CTLC này là 10.901 nghìn đồng/ha, trên đất hạng IV là 7.693 nghìn đồng/ha. Các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC trên đất hạng 3 lần lượt là 1,71 lần và 0,71 lần; Trên đất hạng IV lần lượt là 1,46 lần và 0,46 lần. Trên đất hạng III chỉ tiêu VA/LĐ là 51,9 nghìn đồng, đất hạng IV là 35,0 nghìn đồng.
- Công thức luân canh rau - rau có sự chênh lệch rất lớn giữa các hạng đất. Đất càng màu mỡ thì rau càng tốt và phát triển nhanh thời gian thu hoạch càng ngắn. Chính điều này đã đưa lại sự chênh lệch khá lớn giữa giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của các hạng đất canh tác. Trên đất hạng III giá trị sản xuất thu được là 70.035 nghìn đồng/ha, với chi phí sản xuất là 26.548 nghìn đồng/ha đem lại giá trị tăng thêm là 43.487 nghìn đồng/ha. Trên đất hạng IV giá trị sản xuất thu được là 62.753 nghìn đồng/ha và giá trị tăng thêm là 32.020 nghìn đồng/ha. Các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC, trên đất hạng III lần lượt là 2,64 lần và 1,64 lần Trên đất hạng IV lần lượt là 2,04 lần và 1,04 lần. Chỉ tiêu VA/LĐ trên đất hạng III là 103,5 nghìn đồng và trên đất hạng IV là 72,8 nghìn đồng.
Từ các kết quả phân tích được ta có thể thấy đất càng tốt thì hiệu quả mang lại càng lớn và ngược lại. Chất lượng đất đai ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng đất.
Mặt khác qua bảng số liệu ta cũng thấy trên cùng một hạng đất khi thực hiện những CTLC khác nhau thì hiệu quả sử dụng đất cũng khác nhau.
Trên đất hạng III xét về chỉ tiêu GO thì rau - rau là CTLC mang lại giá trị sản xuất lớn nhất (70.035 nghìn đồng/ha), tiếp đến là lúa - lúa - ngô (56,238 nghìn đồng/ha), lạc - đậu - ngô (50.065 nghìn đồng/ha), lạc - ngô ( 42.126 nghìn đồng/ha) và cuối cùng là sắn - khoai (26.168 nghìn đồng/ha).
Trong quá trình sản xuất, chi phí trung gian khác nhau làm cho giá trị tăng thêm của các CTLC khác nhau. Ta có thể thấy CTLC lúa - lúa - ngô có GO cao hơn CTLC lạc - đậu -
ngô nhưng giá trị tăng thêm lại thấp hơn. Cụ thể giá trị tăng thêm của CTLC lúa - lúa - ngô là 17.906 nghìn đồng/ha, còn VA của CTLC lạc - đậu - ngô là 24.579 nghìn đồng/ha.
Để thấy rõ hơn về hiệu quả đầu tư trên 1 ha đất canh tác ta xét các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC và của các CTLC trên từng hạng đất. Xét trên đất hạng III ta thấy chỉ tiêu GO/IC, VA/IC của CTLC rau - rau cao nhất lần lượt là 2,64 lần và 1,64 lần. còn CTLC lúa - lúa - ngô là thấp nhất các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC lần lượt là 1,47 lần và 0,47 lần. Tuy vậy lúa vẫn là cây trồng chủ đạo, chiếm phần lớn diện tích đất canh tác trên địa bàn 2 xã.
Sự khác biệt về hiệu quả sử dụng đất đối với mỗi CTLC còn thể hiện qua chỉ tiêu VA/LĐ, nghĩa là một ngày công thu được bao nhiêu đồng giá trị. Trên đất hạng III công thức luân canh rau - rau cho hiệu quả cao nhất (103,5 nghìn đồng), thấp nhất là CTLC lúa - lúa - ngô (47,1 nghìn đồng).
Như vậy ta có thể thấy không chỉ có sự khác nhau về giá trị sản xuất và hiệu quả đạt được giữa các CTLC mà ngay trong từng CTLC vẫn có sự khác nhau rõ rệt do điều kiện đất đai tác động. Để phát huy hiệu quả kinh tế của cây trồng, yêu cầu phải có công thức luân canh hợp lý trên cơ sở nghiên cứu lợi thế của địa bàn. Mặt khác phát huy sử dụng tối đa phần diện tích đất có thể cơ cấu 3 vụ/năm để nâng cao hệ số sử dụng đất. Mức đầu tư phù hợp cho từng CTLC trên từng hạng đất và giữa các hạng đất với nhau để tạo điều kiện cho cây trồng phát triển thuận lợi, có năng suất cao mang lại giá trị kinh tế cao cho các hộ nông dân.