Mức đầu tư của các hộ nông dân trên một đơn vị diện tích

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 46 - 49)

1. Tổng giá trị sản xuất (GO) 1000đ 97681 2.32032 2.794.397 Ngành nông lâm ngư1000 đ750.511828.099903

2.3.3. Mức đầu tư của các hộ nông dân trên một đơn vị diện tích

Trong sản xuất nông nghiệp một mức đầu tư hợp lý sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Dù dưới nhiều hình thức, phương pháp và mức độ đầu tư cho từng loại cây trồng, từng CTLC, cho từng hạng đất khác nhau nhưng mục tiêu cuối cùng của các hộ nông dân đều muốn thu được hiệu quả cao trong sản xuất.

Đánh giá mức độ đầu tư là cơ sở để đưa ra sự kết hợp hợp lý giữa các loại cây trồng, mức đầu tư hợp lý mang lại cho người nông dân.

Do các xã có hệ thống cây trồng trên các loại đất tương đối giống nhau nên chi phí sản xuất của các hộ điều tra cho từng CTLC trên từng hạng đất được tập hợp thành bảng chung và được thể hiện ở bảng sau:

Qua bảng số liệu ta thấy có sự chênh lệch chi phí giữa các hạng đất. Đối với đất hạng III thì chi phí bình quân chung là 25.309 nghìn đồng/ha; đất hạng IV là 27.603,3 nghìn đồng/ha. Riêng đối với đất hạng II mức đầu tư cho CTLC lúa - lúa với tổng chi phí là 21.036,3 nghìn đồng/ha.

Trên các hạng đất khác nhau, cùng một CTLC nhưng mức đầu tư của các hộ nông dân cũng khác nhau

+ Đối với CTLC lúa - lúa: Trên đất hạng II mức đầu tư của các hộ nông dân là 21.036,3 nghìn đồng/ha; trên đất hạng III mức chi phí là 25.649,0 nghìn đồng/ha; trên đất hạng IV mức đầu tư là 27.864 nghìn đồng/ha.

+ Đối với CTLC lúa - lúa - ngô: Mức đầu tư là 38.250,2 nghìn đồng/ha trên đất hạng III; 39.919 nghìn đồng/ha trên đất hạng IV.

+ Đối với CTLC lạc - ngô: Trên đất hạng III, IV chi phí đầu tư lần lượt là 21.303 nghìn đồng/ha, 22.923 nghìn đồng/ha.

+ Đối với CTLC lạc - đậu - ngô: Mức đầu tư của các hộ nông dân là 24.560 nghìn đồng/ha trên đất hạng III; 26.522 nghìn đồng/ha trên đất hạng IV.

+ Đối với CTLC sắn - khoai là CTLC có chi phí thấp nhất so với các CTLC khác. Do chi phí lao động và phân bón thấp hơn so với các loại cây trồng khác. Trên đất hạng III mức đầu tư là 15.360 nghìn đồng/ha, trên đất hạng IV là 16.905 nghìn đồng/ha.

+ So với các CTLC khác, CTLC rau - rau có chi phí khá cao do đặc điểm sinh trưởng và phát triển của rau cần nhiều công chăm sóc. Trên đất hạng III mức đầu tư là 26.732 nghìn đồng/ha, 31.487 nghìn đồng/ha trên đất hạng IV

Mức độ đầu tư chi phí của các CTLC khác nhau giữa các hạng đất mà trên cùng một hạng đất, các CTLC khác nhau thì mức đầu tư cho từng loại đất cũng khác nhau.

Trên đất hạng III CTLC lúa - lúa - ngô có mức đầu tư cao nhất, mức đầu tư là 38.250,2 nghìn đồng/ha. Do tiến hành trồng 3 vụ trong năm, mặt khác ngô làm trên đất ruộng tốn nhiều công lao động. mức đầu tư thấp nhất là CTLC sắn khoai với mức đầu tư là 15.360 nghìn đồng/ha. CTLC lúa - lúa cũng có mức đầu tư khá cao với mức đầu tư chi phí là 25.649 đồng/ha. Lúa là cây trồng chính, nguồn thu nhập chủ yếu của 2 xã nói riêng và trên địa bàn huyện nói chung, nên người ta đầu tư vào lúa là việc làm tất yếu. Các CTLC lạc - ngô, lạc - đậu - ngô, rau - rau lần lượt có mức đầu tư là 21.303 nghìn đồng/ha, 24.560 nghìn đồng/ha, 26.732 nghìn đồng/ha.

Khi hạng đất giảm xuống mức đầu tư của các hộ nông dân cho từng loại cây trồng, từng CTLC đều có xu hướng tăng lên. Tâm lý của người dân đất càng xấu thì phải đầu tư nhiều hơn để tăng năng suất.

Để hiểu rõ hơn về sự chênh lệch ta xét cụ thể từng chi phí cho từng CTLC.

+ Đối với chi phí về giống: Trong nông nghiệp muốn tiến hành sản xuất được thì trước hết phải có giống, đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng bởi giống tốt thì sẽ cho năng suất và sản lượng cao ngược lại ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sản lượng cuối mỗi vụ thu hoạch. So với các khoản chi phí khác như phân bón và lao động thì nhìn chung chi phí cho giống cũng không lớn lắm. Cụ thể là với 1 ha đất trồng lúa - lúa thì đất hạng II là 2.600 nghìn đồng, hạng III là 3.284 nghìn đồng, hạng IV là 3.890 nghìn đồng. Đối với CTLC lúa - lúa - ngô chi cho giống là 7.083 nghìn đồng/ha trên đất hạng III, 7.479 nghìn đồng/ha trên đất hạng IV. Với CTLC lạc - ngô chi cho giống trên đất hạng III là 3.902 nghìn đồng/ha, đất hạng IV là 4.233 nghìn đồng/ha. Với CTLC lạc - đậu - ngô chi cho giống là 4.512 nghìn đồng/ha trên đất hạng III, đất hạng IV là 4.723 nghìn đồng/ha. Có chi phí thấp nhất là CTLC sắn - khoai, chi 2.620 nghìn đồng/ha trên đất hạng III, 2.674 nghìn đồng/ha. Với rau thì chi phí cho giống trên 1 ha đất canh tác là 3.255 nghìn đồng trên đất hạng III, 4.172 nghìn đồng/ha trên đất hạng IV. Ta có thể thấy CTLC lúa - lúa - ngô có chi phí giống cao nhất do tiến hành sản xuất được 3 vụ trong năm, mặt khác tiền giống của lúa, ngô khá cao 60 nghìn đồng/kg lúa, 70 - 90 nghìn đồng/kg ngô.

+ Đối với chi phí về lao động: Hạng đất tốt, có giống tốt nếu không có lao động thì không thể tiến hành sản xuất được. Chi phí về lao động cũng có sự chênh lệch giữa các hạng đất. Trong các CTLC thì rau là cây trồng đòi hỏi nhiều công chăm sóc nên chí phí về lao động cao nhất, trên đất hạng 3 là 16.413 nghìn đồng/ha, 17.529 nghìn đồng/ha trên đất hạng IV. Cũng giống như phân bón, trên từng hạng đất khác nhau có CTLC như nhau thì chi phí lao động cũng khác nhau. Đối với CTLC lúa - lúa chi phí lao động trên đất hạng II là 10.700 nghìn đồng/ha, hạng III là 11.642 nghìn đồng/ha, hạng IV là 12.256 nghìn đồng/ha. Đối với CTLC lúa - lúa - ngô chi phí lao động trên đất hạng III là 16.307 nghìn đồng/ha, hạng IV là 16.899 nghìn đồng/ha. Với lạc - đậu - ngô chi phí lao động trên đất

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w