BẢNG 3: DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG HUYỆN THANH CHƯƠNG QUA 3 NĂM 2007

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 26 - 29)

Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 So sánh

SL % SL % SL % 2008/2007 2009/2008

+/- % +/- %

1. Tổng số nhân khẩu Người 243.730,0 100,00 245.614,0 100,00 248.952,0 100,0 1.884,0 0,77 3.338,0 1,36

2. Tổng số hộ Hộ 51.986,0 100,00 52.936,0 100,00 55.164,0 100,0 950,0 1,83 2.228,0 6,11

2.1. Hộ nông nghiệp Hộ 41.688,0 80,19 42.234,0 79,78 43.889,0 79,6 546,0 1,31 1.655,0 5,28 2.2. Hộ phi nông nghiệp Hộ 10.298,0 19,81 10.702,0 20,22 11.275,0 20,4 404,00 3,92 573,0 5,35

3. Tổng số lao động LĐ 131.792,0 100,00 132.820,0 100,00 135.611,0 100,0 1.028,0 0,78 2.791,0 2,103.1. Lao động nông nghiệp LĐ 95.425,0 72,41 96.201,0 72,43 97.843,0 72,2 776,0 0,81 1.642,0 1,71 3.1. Lao động nông nghiệp LĐ 95.425,0 72,41 96.201,0 72,43 97.843,0 72,2 776,0 0,81 1.642,0 1,71 3.2. Lao động phi NN LĐ 36.367,0 27,59 36.619,0 27,57 37.768,0 27,9 252,0 0,69 1.149,0 3,14

4. Nhân khẩu / hộ Khẩu/hộ 4,7 4,6 4,5

5. Lao động / hộ LĐ/hộ 2,5 2,5 2,5

công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Dân cư phân bố không đều giữa các vùng. Mật độ dân số bình quân trong năm 2008 là 216 người/km2, trong đó ở vùng thị trấn, thị tứ 697 người/km2, vùng miền núi là 81 người/km2; cao nhất là thị trấn Dùng 2.219 người/km2.

Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm hơn so với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lực lượng lao động được đào tạo trong toàn huyện chiếm 25% tổng lực lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.

Dự báo huyện đến năm 2020 dân số trung bình tăng bình quân khoảng 0,6%/năm.

2.1.2.3. Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Thanh Chương

Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Là một huyện có lợi thế về giao thông, thị trường, quỹ đất và lao động. Một số tiềm năng bước đầu đã được phát huy, là địa phương nằm trong vùng ưu tiên đầu tư của tỉnh nên kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện đã có nhiều biến chuyển tích cực, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật được tăng cường.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân từ năm 2001 - 2007 đạt 18,2%/năm. Đây là mức tăng trưởng khá cao so với bình quân chung của tỉnh. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp phát triển khá; cơ cấu mùa vụ, cây trồng được chuyển đổi mạnh mẽ và đạt hiệu quả kinh tế cao. Chăn nuôi có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Nuôi trồng thủy sản đã có bước đột phá, kinh tế vườn đồi, trang trại được chú trọng và phát triển nhanh. Hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư được tăng cường công tác trồng rừng được thực hiện tốt.

Bước đầu đã hình thành và phát triển các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ chế biến nông lâm sản, thức ăn gia súc, gia công may mặc, làng nghề. Các ngành nghề đã được chú trọng và phát triển theo hướng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện năm 2007 đạt 15,5 tỷ đồng. Đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên. Giáo dục đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực; các chính sách xã hội được quan tâm thực hiện tốt.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện còn tồn tại một số hạn chế khuyết điểm.

Thanh Chương là một huyện miền núi, nền kinh tế nông nghiệp đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và du lịch phát triển còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương. Tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng không ổn định, kinh tế phát triển không đều giữa các vùng, các xã trong huyện.

Mặt khác do xuất phát điểm về kinh tế thấp, địa hình phức tạp, tình độ dân trí không đều gữa các vùng; kinh tế hàng hóa chậm phát triển, nền kinh tế còn mang tính tự túc, tự cấp.

Sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, một số nơi chưa mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.

Trong thời gian qua kinh tế của huyện Thanh Chương có sự phát triển tương đối nhanh và toàn diện. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tuy vậy, so với mặt bằng chung của tỉnh thì Thanh Chương vẫn là một huyện nghèo. Tốc độ chuyển dịch và tăng trưởng kinh tế chậm, chưa bền vững, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và làng nghề kém phát triển, đời sống nhân dân còn khó khăn.

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy nền kinh tế của huyện tăng trưởng tương đối nhanh, trên một số lĩnh vực đã có những bước đột phá. Tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2007 là 1.971.681 tỷ đồng đến năm 2009 tăng lên đến 2.794.397 tỷ đồng. Cơ cấu ngành kinh tế của huyện có xu hướng chuyển dịch đúng hướng: Giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm, tỷ trọng ngành nông nghiệp còn chiếm khá cao vì kinh tế của huyện

vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng lên qua các năm.

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w