Hiệu quả đầu tư trên một đơn vị diện tích

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 51 - 53)

1. Tổng giá trị sản xuất (GO) 1000đ 97681 2.32032 2.794.397 Ngành nông lâm ngư1000 đ750.511828.099903

2.3.4.Hiệu quả đầu tư trên một đơn vị diện tích

Với mỗi hạng đất khác nhau sẽ đem lại hiệu quả khác nhau. Nó phụ thuộc vào các công thức luân canh được sử dụng trên hạng đất đó, đặc điểm thổ nhưỡng và tính chất đất.

Qua bảng số liệu ta thấy trên hạng đất khác nhau, các CTLC khác nhau phát huy hiệu quả khác nhau

- Đối với CTLC lúa - lúa: Hiệu quả đầu tư giảm dần theo hạng đất. Trên đất hạng II công thức luân canh này phát huy hiệu quả cao nhất, giá trị sản xuất thu được trên đất hạng II cao hơn giá trị sản xuất thu được trên đất hạng III và hạng IV. Cụ thể là trên đất hạng II giá trị sản xuất thu được là 49.204 nghìn đồng/ha, 45.946 nghìn đồng/ha trên đất hạng III, 44.268 nghìn đồng/ha trên đất hạng IV. Chi phí trung gian bỏ ra cho CTLC lúa - lúa trên đất hạng II là 21.034 nghìn đồng/ha, đất hạng III là 24.678 nghìn đồng/ha, 26.630 nghìn đồng/ha trên đất hạng IV. Giá trị tăng thêm trên đất hạng II là 28.170 nghìn đồng/ha, trên đất hạng III là 21.268 nghìn đồng/ha, trên đất hạng IV là 17.638 nghìn đồng/ha. Ta có thể thấy mức đầu tư có lớn nhưng hạng đất xấu hơn thì hiệu quả đầu tư mang lại cũng thấp hơn. Trên đất hạng II với CTLC này cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra trên 1 ha đất canh tác sẽ thu được 2,34 đồng giá trị sản xuất và mức này giảm xuống còn 1,86 đồng đối với đất hạng III, 1,66 đồng đối với đất hạng IV. Theo đó giá trị tăng thêm trên chi phí trung gian cũng giảm dần. Cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra trên 1 ha đất canh tác thu được 1,34 đồng giá trị tăng thêm đối với đất hạng II; 0,86 đồng giá trị tăng thêm đối với đất hạng III, và trên đất hạng IV giảm xuống còn 0,66 đồng giá trị tăng thêm. Chỉ tiêu VA/LĐ trên đất hạng II là 100,6 nghìn đồng, trên đất hạng III là 70,9 nghìn đồng, trên đất hạng 4 giảm còn 55,1 nghìn đồng.

- Đối với CTLC lúa - lúa - ngô: Hiệu quả của CTLC này cũng giảm dần theo hạng đất. Cụ thể trên đất hạng III, giá trị sản xuất của CTLC này là 56.238 nghìn đồng/ha, giá trị

tăng thêm là 17.906 nghìn đồng/ha. Trên đất hạng 4 giá trị sản xuất thu được là 51.760 nghìn đồng/ha, giá trị tăng thêm chỉ còn lại là 11.996 nghìn đồng/ha. Trên 1 ha đất canh tác cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được 1.47 đồng giá trị sản xuất đối với đất hạng III, và đất hạng 4 thì thu được 1,3 đồng giá trị sản xuất. Chỉ tiêu hiệu quả chi phí trung gian VA/IC trên đất hạng III, IV lần lượt là 0,47 lần và 0,3 lần. Chỉ tiêu VA/LĐ trên đất hạng III là 47.1 nghìn đồng, đất hạng IV là 30,8 nghìn đồng.

- Đối với CTLC lạc - ngô: Cũng giống như các CTLC đã xét CTLC này hiệu quả đầu tư cũng giảm dần theo hạng đất. Giá trị sản xuất thu được trên đất hạng III là 42.160 nghìn đồng/ha, đất hạng IV là 41.439 nghìn đồng/ha. Chi phí trung gian bỏ ra cho CTLC này trên đất hạng III là 21.543 nghìn đồng/ha, trên đất hạng IV là 23.654 nghìn đồng/ha. Giá trị tăng thêm trên đất hạng III là 20.583 nghìn đồng/ha, trên đất hạng IV giá trị đó giảm còn 17.785 nghìn đồng/ha. Hiệu quả chi phí trung gian (GO/IC, VA/IC) trên đất hạng III lần lượt là 1,96 lần và 0,96 lần; trên đất hạng IV lần lượt là 1,75 lần và 0,75 lần. Trên đất hạng III chỉ tiêu VA/LĐ là 84,4 nghìn đồng, đất hạng IV là 67,4 nghìn đồng.

- Đối với CTLC lạc - đậu - ngô: Với việc cơ cấu mùa vụ 3 vụ/năm, giá trị sản xuất của CTLC này mang lại là rất lớn, giá trị sản xuất trên đất hạng III là 50.065 nghìn đồng/ha, trên đất hạng IV là 49.559 nghìn đồng/ha. Giá trị tăng thêm trên đất hạng III là 24.579 nghìn đồng/ha và khi hạng đất giảm xuống thì giá trị tăng thêm giảm còn 21.594 nghìn đồng/ha. Trên đất hạng III các chỉ tiêu hiệu quả chi phí trung gian GO/IC, VA/IC lần lượt là 1,96 lần và 0,96 lần. trên đất hạng IV lần lượt là 1,77 lần và 0,77 lần. Chỉ tiêu VA/LĐ trên đất hạng III và IV lần lượt là 68,3 nghìn đồng và 58,4 nghìn đồng.

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 51 - 53)