BẢNG 14: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG LAO ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 62 - 65)

1. Tổng giá trị sản xuất (GO) 1000đ 97681 2.32032 2.794.397 Ngành nông lâm ngư1000 đ750.511828.099903

BẢNG 14: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG LAO ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

ĐVT: 1000đ/ha

Hạng đất Công lao động Hộ GO IC VA LĐ (công) GO/IC VA/IC VA/LĐ

Hạng II < 270 15 48.245,0 19.769,0 28.476,0 265 2,44 1,44 107,46 270 - 280 27 49.237,0 20.658,0 28.579,0 275 2,38 1,38 103,92 > 280 18 50.124,0 22.682,0 27.442,0 285 2,21 1,21 96,29 Bình quân chung 49.202,0 21.036,3 28.165,7 275 2,34 1,34 102,42 Hạng III < 310 24 47.452,0 23.987,0 23.465,0 305 1,98 0,98 76,93 310 - 320 15 48.564,0 24.969,0 23.595,0 317 1,94 0,94 74,43 > 320 21 49.273,0 26.971,0 22.302,0 325 1,83 0,83 68,62 Bình quân chung 48.429,7 25.309,0 23.120,7 316 1,91 0,91 73,24 Hạng IV < 320 26 44.665,0 26.727,0 17.938,0 318 1,67 0,67 56,41 320 - 330 19 45.754,0 27.425,0 18.329,0 325 1,67 0,67 56,40 > 330 15 46.754,0 28.658,0 18.096,0 336 1,63 0,63 53,86 Bình quân chung 45.724,3 27.603,3 18.121,0 326 1,66 0,66 55,53

xuất trung bình là 26.727 nghìn đồng/ha đem lại phần giá trị tăng thêm là 17.938 nghìn đồng/ha. Khi bỏ ra một đồng chi phí trung gian sẽ thu được 1,67 đồng giá trị sản xuất và 0,67 đồng giá trị tăng thêm. Với mức lao động này chỉ tiêu VA/LĐ là 56,41 nghìn đồng.

Với mức công lao động từ 320 - 330 công, giá trị sản xuất trung bình mà hộ nông dân thu được là 45.754 nghìn đồng/ha. Với mức chi phí sản xuất trung bình là 27.425 nghìn đồng/ha đem lại phần giá trị tăng thêm là 18.329 nghìn đồng/ha. Cứ bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian người nông dân sẽ thu được 1,67 đồng giá trị sản xuất và 0,67 đồng giá trị tăng thêm. Chỉ tiêu VA/LĐ mức lao động này là 56,40 nghìn đồng/ha.

Với mức công lao động > 330 công, giá trị sản xuất trung bình mà hộ nông dân thu được là 46.754 nghìn đồng/ha. Với mức chi phí sản xuất trung bình là 28.658 nghìn đồng/ha đem lại phần giá trị tăng thêm là 18.096 nghìn đồng/ha. Cứ bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian người nông dân sẽ thu được 1,63 đồng giá trị sản xuất và 0,63 đồng giá trị tăng thêm. Chỉ tiêu VA/LĐ của mức lao động này là 53,86 nghìn đồng/ha.

Như vậy ta có thể thấy trên cùng một hạng đất với các mức công lao động khác nhau sẽ đem lại cho người nông dân hiệu quả kinh tế là khác nhau.

Lao động là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất cây trồng. Tuy nhiên không phải cứ đầu tư công lao động nhiều mà giá trị sản xuất lại tăng lên mà còn phụ thuộc vào cơ cấu các loại cây trồng, tính chất đất đai. Mặt khác cần phải kết hợp với việc đầu tư phân bón, giống....trong quá trình sản xuất thì mới đem lại hiệu quả cao.

Ngoài những yếu tố đó thì trình độ văn hóa, quy mô diện tích cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sử dụng đất. Nếu nói rằng trình độ văn hóa cao thì giá trị tăng thêm thu được là lớn hơn thì không hoàn toàn đúng mà nó còn phụ thuộc vào trình độ nhận thức của mỗi người. Tuy nhiên nhìn vào mặt bằng chung ta có thể thấy trình độ học vấn cao thì khả năng tiếp cận thông tin tốt, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhanh hơn, tìm các giống mới đưa vào sản xuất, mạnh dạn đầu tư tác động tích cực đến hiệu quả sử dụng đất. Quy mô diện tích đất canh tác trên địa bàn 2 xã thấp và cũng không chênh lệch nhau nhiều nên không đề cập đến. Tuy vậy không phải quy mô diện tích tăng lên mà giá trị sản xuất thu được cũng tăng lên mà phụ thuộc vào từng loại

đất và phương thức canh tác cũng như việc lựa chọn cây trồng, công thức luân canh phù hợp với từng loại đất.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 62 - 65)