Bên cạnh việc đánh giá tiềm năng đất đai và tiềm năng năng suất thì việc đánh giá nghiên cứu tiềm năng thị trường cũng như việc nâng cao giá thành sản phẩm - tiềm năng về giá, nghiên cứu về tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao có ý nghĩa quan trọng.
rất nhiều vấn đề như thị hiếu, thị trường tiêu thụ lúa Tám xoan đặc sản tại nông thôn, thành thị, trong nước, ngoài nước, thị trường bán buôn, bán lẻ. Đối với mỗi loại thị trường đòi hỏi mỗi chủng loại sản phẩm, số lượng, chất lượng, mẫu mã sản phẩm khác nhau. Do vậy yêu cầu về tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cũng khác nhau.
Trong vài năm trở lại đây (từ năm 2004), tại huyện Hải Hậu đã hình thành Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ lúa Tám xoan đặc sản. Đây là một trong những giải pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm lúa Tám xoan đặc sản nói chung cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác.
Việc đánh giá tiềm năng giá hay chất lượng sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, giá sản phẩm cao hay thấp sẽ quyết định quy mô sản xuất và nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất. Giá sản phẩm phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như chất lượng sản phẩm, thị hiếu hay nhu cầu của người tiêu dùng. Theo lý thuyết thì một sản phẩm có chất lượng tốt, nhu cầu sản phẩm cao hơn các sản phẩm khác thì giá bán sẽ cao hơn. Nhưng có khi sản phẩm chất lượng tốt, nhu cầu sản phẩm cao nhưng lại có thể không bán được sản phẩm với giá cao, một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến điều đó là người tiêu dùng nghi ngờ chất lượng của sản phẩm. Do vậy họ chỉ chấp nhận mua với giá thấp thậm chí họ còn không mua. Điều này đang diễn ra với nhiều sản phẩm của nước ta, đặc biệt là đối với sản phẩm chất lượng cao trong đó có các sản phẩm nông nghiệp khi mà hệ thống marketing, hệ thống kiểm định chất lượng sản phẩm chưa thực sự phát triển.
Xuất phát từ vấn đề trên, để đánh giá tiềm năng thị trường tiêu thụ lúa Tám xoan đặc sản, đề tài tiến hành nghiên cứu hệ thống kênh tiêu thụ, nhu cầu của khách hàng đối với chủng loại cũng như chất lượng sản phẩm lúa Tám xoan đặc sản nhằm đưa ra các biện pháp để sản xuất, tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm được tốt hơn. Vì phạm vi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa Tám xoan đặc sản rất rộng và đa dạng, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thị trường lúa Tám xoan đặc sản trên địa bàn huyện và thị trường tiêu thụ và các tác nhân ở Hà Nội.
Hệ thống kênh tiêu thụ lúa và lúa Tám xoan đặc sản tại Hải Hậu.
Theo số liệu điều tra năm 2009 trên địa bàn huyện Hải Hậu có khoảng 38 đại lý kinh doanh thóc và gạo Tám xoan, trong đó có 35 đại lý hoạt động với chức năng thu
gom, chế biến và phân phối sản phẩm. Phạm vi hoạt động của các đại lý không chỉ bó hẹp trong khu vực sinh sống. Mỗi một quyết định thu mua sản phẩm đều được đánh giá dựa vào 3 lý do sau: Chất lượng sản phẩm, sự quen biết về địa bàn và điều kiện vận chuyển.
Bảng 21: Quy mô hoạt động của đại lý cấp huyện tại Hải Hậu
STT Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng
1. Số lượng đại lý Đại lý 38
2. Số lượng đại lý không chế biến Đại lý 5
3. Số lượng đại lý chế biến Đại lý 33
4. Tổng khối lượng thóc kinh doanh/năm Tấn 234,4
5. Tỷ lệ thóc Tám/ năm % 8,9
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2009)
Hoạt động của các đại lý khá đa dạng về hình thức bán cũng như đa dạng về sản phẩm. Tuy vậy nó vẫn mang điểm chung đó là: Tên riêng Hải Hậu không chỉ được dùng làm thương hiệu cho gạo Tám xoan đặc sản mà cho cả các loại gạo thường khác như Bắc thơm Hải Hậu…Nhìn chung gạo Hải Hậu được ưa chuộng tại Hà Nội. Chính vì vậy mà các đại lý kinh doanh tất cả các sản phẩm gạo từ gạo chất lượng cao cho đến gạo thường.
Mỗi đại lý xây dựng cho mình một hệ thống thu gom nằm tại các xã, gần 10 người thu gom/ đại lý, đặc biệt là các xã sản xuất nhiều lúa Tám xoan đặc sản.
Các kênh phân phối gạo Tám xoan đặc sản từ Hải Hậu lên Hà Nội Tại Hải Hậu hiện nay có 3 kênh phân phối chính:
Kênh hàng siêu thị
Người sản xuất – Thu gom - Đại lý huyện - Công ty lương thực - Siêu thị
Kênh hàng tự do
Người sản xuất - Thu gom - Đại lý huyện - Đại lý Hà Nội - Người bán lẻ
Kênh hàng Hiệp hội
Nông dân (Hiệp hội) - Công ty phân phối - Siêu thị (người bán lẻ)
Tại hai kênh hàng siêu thị và hệ thống tự do có cùng một hệ thống cung ứng ở đầu sản xuất, tác nhân đại lý huyện đóng vai trò cung ứng sản phẩm cho cả hai. Còn trong hệ thống kênh hàng của Hiệp hội thì sản phẩm của nông dân bán cho Hiệp hội. Toàn bộ sản phẩm của Hiệp hội được quản lý chất lượng, phân phối dưới thương hiệu chung. Gạo của Hiệp hội được phân phối tại các siêu thị và đại lý thông qua công ty phân phối độc quyền.
- Các kênh hàng phân phối gạo từ Hải Hậu lên Hà Nội Theo hệ thống siêu thị.
Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 2009
Sơ đồ 1: Sơ đồ các kênh phân phối gạo từ Hải Hậu lên Hà Nội theo hệ thống siêu thị
Kênh hàng cung ứng vào các siêu thị hiện nay đó là qua các công ty có tư cách
pháp nhân như: Công ty lương thực, công ty cổ phần…Vào cuối năm 2004, một kênh hàng mới đưa gạo Tám xoan đặc sản Hải Hậu vào hệ thống siêu thị đó là hiệp hội gạo Tám xoan Hải Hậu thông qua công ty phân phối độc quyền.
Gạo Tám xoan đặc sản Hải Hậu được phân phối qua siêu thị chiếm tỷ trọng nhỏ chỉ khoảng 8% tổng lượng sản phẩm bán ra trên thị trường Hà Nội, phần còn lại phân phối qua các kênh. Những sản phẩm đưa vào siêu thị đòi hỏi phải có nguồn gốc xuất sứ, chất lượng đảm bảo nhưng bán rất chậm.
Theo hệ thống thương mại tự do
Hệ thống thương mại tự
do Đại lý địa
phương
Siêu thị Công ty lương
thực Người tiêu dùng Nông dân Thu gom Cửa hàng phân phối 72% 28% 72% 25% 8% 75% Người bán rong, trên vỉa hè Nông dân Thu gom Đại lý trong
huyện Kênh siêu thị
Đại lý lớn
chế biến Đại lý lớn không chế biến
Đại lý bán lẻ Người tiêu dùng Cửa hàng tạp phẩm 6% 17% 28% 72% 72% 25% 8% 41% 26% 13% 10% 2% 8% 6% 5% 17% Hệ thống thương mại tự do Đại lý địa phương
Siêu thị Công ty lương
thực Người tiêu dùng Nông dân Thu gom Cửa hàng phân phối 72% 28% 72% 25% 8% 75% 17%
Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 2009
Sơ đồ 2: Sơ đồ các kênh hàng phân phối gạo từ Hải Hậu lên Hà Nội theo hệ thống thương mại tự do
Sự tham gia của các tác nhân được thực hiện qua các kênh hàng chính sau:
Người sản xuất - Thu gom – Đại lý trong huyện – Đại lý Hà Nội – Người bán lẻ - Tiêu dùng.
Người sản xuất – Thu gom – Đại lý trong huyện – Người bán lẻ - Tiêu dùng. Người sản xuất – Đại lý trong huyện – Đại lý Hà Nội – Người bán lẻ - Tiêu dùng.
Số lượng gạo được tiêu thụ ra ngoài thị trường từ người sản xuất đến người tiêu dùng phải thông qua nhiều khâu trung gian. Từ người sản xuất qua người thu gom chiếm
tới 72% còn 28% phân phối trực tiếp cho Đại lý trong huyện. Hệ thống thương mại tự do có chuỗi các tác nhân tham gia nhiều nhất từ 5-6 tác nhân tham gia, vì vậy dẫn đến chi phí tiêu thụ tăng cao đẩy giá gạo lên cao.
Các kênh phân phối gạo của Hiệp hội gạo Tám xoan Hải Hậu
Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 2009
Sơ đồ 3: Sơ đồ các kênh hàng phân phối gạo của Hiệp hội gạo Tám xoan Hải Hậu
Sản phẩm của Hiệp hội khi đưa ra thị trường đã được kiểm soát bởi một hệ thống giám sát chất lượng và tuôn thủ các tiêu chí sau:
Những diện tích của các hộ là thành viên đăng ký tham gia vào Hiệp hội phải nằm trong khu vực đã được khoanh vùng sinh thái đặc trưng của sinh trưởng phát triển lúa Tám xoan đặc sản về những yếu tố như đất đai, thời tiết, thủy lợi…Như vậy 100% khối lượng sản phẩm cung ứng đều có nguồn gốc từ vùng lúa Tám xoan đặc sản đã được khoanh vùng của huyện Hải Hậu.
Toàn bộ sản phẩm gạo Tám xoan đặc sản của Hiệp hội đều có xuất xứ từ một giống lúa Tám xoan đặc sản được chọn lọc riêng và phải tuôn thủ theo cùng một quy trình sản xuất, chế biến và thương mại của Hiệp hội. Quy trình sản xuất của Hiệp hội quy định đảm bảo các yếu tố truyền thống như bón phân chuồng hoai mục, thu hoạch lúc lúa chín 80%, giã thủ công, đóng gói chân không…
Tất cả các sản phẩm được mang tên của Hiệp hội đều phải được đóng gói chân không theo cùng một mẫu mã bao bì đã được thiết kế sẵn, có thương hiệu riêng khi đưa ra ngoài thị trường. Nông dân Hiệp hội Công ty phân phối Siêu thị Đại lý bán lẻ Người tiêu dùng 100% % 60% 83% 17% 40%
Hiệp hội là một tổ chức nông dân nên việc thực hiện chức năng xây dựng hệ thống thị trường tiêu thụ là rất khó khăn, chính vì vậy Hiệp hội đã ký hợp đồng phân phân phối độc quyền với một công ty thương mại. Ngoài ra, Hiệp hội cũng thực hiện vai trò cung ứng và giới thiệu sản phẩm tại Hải Hậu cho người tiêu dùng địa phương, khách thập phương và giới thiệu sản phẩm ở các thị trường mới.
Tại Hà Nội, mạng lưới phân phối sản phẩm của Hiệp hội đã được công ty thương mại xây dựng trên hai hệ thống là siêu thị và hệ thống bán lẻ tự do.
Một trong những đặc điểm cơ bản của mạng lưới Hiệp hội đó là người nông dân được trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý chất lượng và định giá của sản phẩm. Hoạt động của mạng lưới được phân định rõ ràng về chức năng giữa các tác nhân tham gia đó là:
- Hiệp hội đóng vai trò tổ chức sản xuất, chất lượng sản phẩm và giám sát quá trình thương mại của các tác nhân phân phối. Ngoài ra còn thực hiện việc tiếp nhận thông tin và trả lời những thông tin phản hồi của người tiêu dùng. Sản phẩm được đóng gói dưới thương hiệu của Hiệp hội, công ty phân phối chỉ có nhãn về địa chỉ bán lẻ.
- Các tác nhân bán lẻ và siêu thị chỉ có chức năng phân phối sản phẩm và tiếp nhận phản hồi về chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì.
- Công ty xây dựng mạng lưới phân phối sản phẩm và chăm sóc khách hàng. Ngoài ra còn có chức năng tiếp nhận thông tin phản hồi của các tác nhân bán lẻ, siêu thị và người tiêu dùng sau đó thông tin lại cho Hiệp hội.
- Tất cả hệ thống phân phối của công ty thương mại đều được thông báo cho Hiệp hội để Hiệp hội thực hiện chức năng giám sát.
Như vậy, tất cả các chi phí về sản xuất, chế biến đều do Hiệp hội thực hiện và quyết định, công ty và các đại lý phân phối chịu chi phí giao thương mại như vận chuyển, lưu kho… Sự phân phối về chi phí này cho phép Hiệp hội và công ty có thể quản lý được giá bán của sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Với những đặc điểm như vậy, người dân có thể tham gia vào Hiệp hội được dễ dàng hơn, không có sự ràng buộc về điều kiện kinh tế mà chỉ cần có diện tích nằm trong khu vực khoanh vùng và có đủ điều kiện về sản xuất. Chính điều này là một nét mới trong hệ thống thương mại gạo Tám xoan đặc sản Hải Hậu, mở ra những cơ hội cho người nghèo có thể tham gia vào thị trường.