2.1.2.1 Tình hình sản xuất ngành trồng trọt huyện Hải Hậu từ năm 2007- 2009
Tình hình sản xuất ngành trồng trọt của huyện Hải Hậu được biểu hiện trong bảng 10. Qua bảng 10 ta thấy diện tích gieo trồng của các loại cây trồng trong huyện có sự tăng dần qua các năm chủ yếu do chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ cây lâu năm sang cây hàng năm. Diện tích rau các loại trung bình qua 3 năm tăng nhiều nhất 10,3% năm 2007 diện tích gieo trồng là 2.828 ha nhưng đến năm 2009 diện tích gieo trồng là 3.438 ha, tăng 610 ha. Diện tích lúa bình quân của 3 năm là tăng không đáng kể (2,99%). Diện tích trồng khoai lang và đậu tương giảm nhẹ theo các năm.
Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng làm tốt công tác điều tra, dự tính dự báo sâu bệnh hại cây trồng, kịp thời thông báo các biện pháp phòng trừ hiệu quả để người nông dân biết và phòng trừ. Tổ chức nhiều cuộc hội thảo, hàng trăm lớp tập huấn kỹ thuật cho người nông dân về công tác phòng trừ sâu bệnh đạt kết quả tốt.
Để tăng cường liên kết giữa bốn nhà: Nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp và nhà nông. Ủy ban nhân dân huyện đã ký hợp đồng với Viện cây lương thực thực phẩm thuộc Viện Khoa Học nông nghiệp Việt Nam, một số cơ quan, doanh nghiệp về hợp tác chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ về giống cây, con vào sản xuất, đồng thời xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, cây vụ đông ở một số xã giúp nông dân nắm bắt được các tiến bộ kỹ thuật cũng như công nghệ trong sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao hơn.
2.1.2.2 Ngành chăn nuôi
Tình hình chăn nuôi của huyện Hải Hậu được thể hiện thông qua bảng 11
Bảng 11: Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm qua 3 năm 2007- 2009
Đơn vị: con TT Vật nuôi Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (%) 08/07 09/08 BQ 1. Lợn 161.500 162.000 186.749 100,3 115,6 107,7 2. Trâu 90 85 94 94,4 104,4 99,3 3 Bò 800 810 821 101,3 102,6 101,9
(Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Hải Hậu, năm 2009)
cầm, bệnh lở mồm long móng trên đàn lợn, trâu bò. Nhưng công tác phòng chống dịch bệnh đã được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện tốt quy trình phòng chống dịch: Vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng, tiêm phòng cho gia súc, gia cầm. Vì vậy trong huyện không xảy ra dịch bệnh, sản lượng đàn gia súc có xu hướng tăng dần qua các năm nhất là lợn tăng rõ nhất.
Chăn nuôi lợn: Số lượng lợn năm 2009 là 186.749 con (trong đó có 5.600 con lợn nái ngoại) tăng 25.249 con so với năm 2007, bình quân 3 năm tăng 7,7%.
- Số lượng chăn nuôi gia cầm và trâu bò trong huyện tăng chậm.
- Các trang trại chăn nuôi tiếp tục phát triển cả về số lượng và quy mô. Đến nay toàn huyện đã có 230 trang trại chăn nuôi.
2.1.2.3 Ngành thủy sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản trong huyện trong những năm qua tăng khá rõ, ủy ban nhân dân huyện Hải Hậu đã xây dựng đề án trình Ủy ban nhân dân tỉnh, tích cực chỉ đạo, khuyến khích chuyển đổi một số diện tích đất trũng trồng lúa hiệu quả thấp và một số đất làm muối sang nuôi trồng thủy sản. Tổng diện tích nuôi trồng và chuyển đổi đến năm 2007 là 585 ha, năm 2008 diện tích chuyển đổi là 130 ha, năm 2009 là 90ha. Các vùng chuyển đổi đã cải tạo ao đầm, xử lý môi trường, tuyển chọn giống thực hiện đúng quy trình nuôi thả nên hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa và làm muối.
Vùng nước nợ chủ yếu nuôi tôm Sú, một số hộ nuôi cua biển, tôm He chân trắng và cá Bớp cho thu nhập cao. Vùng nước ngọt, ngoài các loại cá truyền thống như trắm, chép, trôi, mè… còn có một số loại cá mới có giá trị kinh tế cao như: cá Lóc Bông, Baba, ếch…
Phương thức chăn nuôi đa dạng, nuôi đa con, đa tầng, tận dụng tối đa diện tích mặt nước, trên bờ trồng màu kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm đã tăng thu nhập trên đơn vị diện tích giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động có thu nhập ổn định. Các mô hình kết hợp giữa nuôi thủy sản với chăn nuôi gia súc gia cầm được áp dụng trên tất cả các vùng chuyển đổi đem lại hiệu quả kinh tế cao nhiều hộ cho thu nhập cao hơn 2- 3 lần trồng lúa.