tham gia Hiệp hội 7,4 25,710 103,5 11,36 7,93 4,64 75,57 102,875
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2010)
Khi tham gia vào Hiệp hội, mức đầu tư về phân chuồng và phân xanh khoảng 200kg- 300kg/sào, mức đầu tư này cao hơn rất nhiều so với không tham gia vào Hiệp hội vì trên thực tế có nhiều hộ không tham gia vào Hiệp hội bón rất ít, thậm chí không bón, họ đầu tư nhiều vào phân đạm với mức chi phí 11,36 kg/ sào trong khi tham gia vào Hiệp hội là 6,28 kg/sào.
Do đặc tính nông sinh học của lúa Tám xoan đặc sản và để đảm bảo mùi thơm của cơm Tám xoan đặc sản, các nhà khoa học Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam khuyến cáo nên bón nhiều phân lân, vì phân lân có tác dụng tạo ra tinh dầu thơm cho cơm Tám xoan, với mức bón phân lân từ 10- 15kg/ sào, trong khi mức bón bình quân của hộ không tham gia Hiệp hội là 7,93kg/sào. Lượng bón kali của hộ không tham gia và tham gia Hiệp hội xấp xỉ ngang bằng nhau.
Chi phí thuốc BVTV bình quân/ sào của hộ tham gia Hiệp hội nhiều hơn 3.680 đồng/ sào so với hộ không tham gia, các hộ tham gia Hiệp hội được hướng dẫn, tập huấn về kỹ thuật.
2.3.2 Hiệu quả sản suất lúa và lúa Tám xoan đặc sản của các hộ tham gia và không tham gia Hiệp hội sản xuất lúa Tám xoan. không tham gia Hiệp hội sản xuất lúa Tám xoan.
Hiệu quả sản xuất lúa và lúa Tám xoan được thể hiện trong bảng sau:
Tên giống Tổng DT (sào) CCDT (%) NS (kg/sào) GTSX(GO) (1000đ/sào) CPTG(IC) (1000đ/sào) GTGT(VA) (1000đ/sào) Bình quân 574 100 246,4 1.310.041 301.315 1.075.108 Tạp giao 141,5 24,6 278 1.362.200 342.549 1.327.945 Khang dân 107 18,7 278 1.278.800 264.410 1.104.390 Bắc thơm 148,4 25,8 205 1.268.950 245.544 1.023.406 Nam định 74 12,9 209 1.421.200 289.400 1.131.800 Ải các loại 55,6 9,6 267 1.281.600 279.059 1.002.541 Tám xoan 47,5 8,4 99,46 1.247.500 386.933 860.567
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2010)
Qua bảng trên ta thấy, trong các giống lúa như Tạp Giao, Khang dân, Nam Định, Bắc Thơm là những giống lúa có hiệu quả kinh tế cao đặc biệt là Tạp Giao, Khang Dân, tỷ lệ trồng luá Bắc thơm là cao nhất (25,8%) do đời sống của người dân được nâng cao nên người tiêu dùng thích ăn những loại gạo thơm và mềm. Tám xoan là giống lúa có thời gian sinh trưởng dài và mức độ rủi ro cao cho nên chi phí trồng lúa Tám xoan đặc sản cao hơn các giống lúa khác trong khi đó năng suất lại thấp, giá thành không cao hơn nhiều so với các giống khác cho nên thu nhập hỗn hợp thấp hơn các loại khác. Chính điều đó đã khiến cho diện tích trồng lúa Tám xoan đặc sản ngày càng giảm, người dân địa phương không mặn nồng trồng như những năm trước đây.
Hiệu quả sản xuất lúa Tám xoan đặc sản khi tham gia Hiệp hội sản xuất lúa Tám xoan.
Cách đây vài thập kỷ người dân Việt Nam hướng tới mục tiêu “ăn no mặc ấm” nhưng hiện nay là mục tiêu “ ăn ngon mặc đẹp”. Vì vậy yêu cầu của người tiêu dùng đòi hỏi chất lượng các sản phẩm hàng hoá trong đó có sản phẩm lương thực thực phẩm ngày càng tăng và khắt khe hơn, nhiều người sẵn sàng chi trả để có được sản phẩm lương thực ngon, an toàn. Gạo Tám là sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng về chất lượng, nhưng hiện nay giá bán lại không cao hơn nhiều so với các loại gạo có chất lượng kém hơn, đây là vấn đề cần được tìm hiểu nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả để phát triển và bảo tồn nguồn gen lúa Tám xoan đặc sản của Hải Hậu nói riêng và của Việt Nam nói chung. Xuất phát từ vấn đề đó, Viện Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam bước đầu thành lập Hiệp hội sản xuất lúa Tám
xoan đặc sản để làm tiền đề cho các giống lúa Tám khác cũng như các sản phẩm nông nghiệp nhằm trợ giúp người nông dân về kỹ thuật sản xuất đặc biệt là trong khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Và để xác định tiềm năng sản xuất lúa Tám xoan đặc sản bên cạnh việc nghiên cứu tiềm năng đất đai thì việc nghiên cứu tiềm năng năng suất, giá cả, tiềm năng về quản lý và thị trường có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả, xác định thị hiếu, nhu cầu của sản phẩm lúa Tám xoan đặc sản nhằm đưa định hướng phát triển sản phẩm giống lúa Tám xoan đặc sản.
Bảng 20: So sánh hiệu quả sản xuất lúa Tám xoan khi tham gia và không tham gia Hiệp hội sản xuất lúa Tám xoan.
Chỉ tiêu SLBQ (kg/sào) Giá BQ (đ/sào) GTSX(GO) (1000đ/sào) CPTG(IC) (1000đ/sào) GTGT(VA) (1000đ/sào) Tham gia 104,187 13.000 1.372.433 376,341 996.092 Khôngthamgia 94,07 12.000 1.122.567 397,525 725.042
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2010)
Qua bảng trên ta thấy sản lượng bình quân của các hộ tham gia Hiệp hội là 104,187kg/sào cao hơn 9kg/sào so với hộ không tham gia Hiệp hội. Khi tham gia Hiệp hội các hộ đã áp dụng các quy trình kỹ thuật do Hiệp hội đưa ra từ khâu chọn giống đến chăm sóc, thu hoạch…Sản phẩm lúa Tám xoan đặc sản khi tham gia Hiệp hội được đóng gói bao bì, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ hàng hoá đảm bảo chất lượng lên được nhiều người tiêu dùng chấp nhận với giá cao. Khi tham gia Hiệp hội, chi phí về phân bón đặc biệt là đạm là giảm nhiều do vậy chi phí bình quân/sào thấp hơn 21,184 đồng so với hộ không tham gia Hiệp hội. Thu nhập hỗn hợp của hộ nông dân tham gia Hiệp hội cao hơn hộ nông dân không tham gia vào Hiệp hội sản xuất lúa Tám xoan đặc sản.
Tóm lại, khi tham gia Hiệp hội sản xuất lúa Tám xoan các hộ nông dân áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm kết quả là năng suất cao hơn, chi phí giảm, giá bán cao hơn dẫn đến hiệu quả sản xuất cao hơn so với không tham gia vào Hiệp hội. Đây là những tiềm năng (tiềm năng về giá, tiềm năng về thị trường, tiềm năng về năng suất, chất lượng…) cần được nghiên cứu đánh giá, nhân rộng trên địa bàn toàn huyện.