Tình hình đất đai của huyện

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá tiềm năng sản xuất lúa tám xoan đặc sản tại huyện hải hậu, tỉnh nam định (Trang 29 - 35)

Diện tích đất nông nghiệp của huyện được tích tụ và bồi đắp của hệ thống sông Thái Bình nên đất đai của huyện được phân chia thành nhiều vùng khác nhau tùy theo thời gian tích tụ của phù sa và vị trí của vùng nằm trong vùng ảnh hưởng của hệ thống sông và biển. Tuy vậy, nhìn chung đất đai của huyện Hải Hậu có thành phần cơ giới trung bình (chiếm 70% diện tích) và với 91,4% diện tích là vùng đất giàu chất dinh dưỡng, với điều kiện như vậy đã giúp cho nông nghiệp của huyện phát triển.

Bảng 6: Tình hình đất đai của huyện Hải Hậu từ năm 2007-2009

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ phát triển(%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) 2008/ 2007 2009/ 2008 BQC Tổng diện tích đất tự nhiên 23.015,6 100,0 23.017,8 100,0 23.022,0 100 100,0 100,0 100,0 Đất NN 16.055,5 69,8 16.048,2 69,7 16.037,1 69,7 100,0 99,9 99,9 Đất canh tác 12.467,3 77,7 12.568,2 78,3 13.792,4 86,0 100,8 109,7 105,2 Đất 3 vụ 3.250,5 26,1 3.270,1 26,0 3.267,6 23,7 100,6 99,9 100,3 Đất 2 vụ 7.561,2 60,6 7.594,2 60,4 7.704,6 55,9 100,4 101,5 100,9 Đất 1 vụ 1.655,7 13,3 1.803,9 14,4 2.820,1 20,4 109,0 156,3 130,5 Đất trồng cây lâu năm 1.817,1 11,3 1.817,0 11,3 1.816,8 11,3 100,0 100,0 100,0 Đất nuôi trồng thủy sản 1.580,3 9,8 1.663,0 10,4 1.599,2 10,0 105,2 96,2 100,6 Đất phi nông nghiệp 6.686,9 29,1 6.701,4 29,1 6.709,3 29,1 100,2 100,1 100,2 Đất ở 1.557,3 23,3 1.559,4 23,3 1.562,9 23,3 100,1 100,2 100,1 Đất chuyên dùng 3.857,7 57,7 3.862,5 57,6 3.878,2 57,8 100,1 100,4 100,3 Đất khác 1.271,9 19,0 1.279,5 19,1 1.269,3 18,9 100,6 99,2 99,9 Đất chưa sử dụng 273,2 1,2 268,2 1,2 275,6 1,2 98,2 102,8 100,4 Một số chỉ tiêu bình quân Đất NN/hộ NN (sào) 8,2 8,2 8,2 100,2 99,4 99,8 Đất NN/ khẩu NN (sào) 1,5 1,5 1,5 100,0 98,7 99,3 Đất NN/ LD NN (sào) 2,8 2,8 2,8 101,1 101,4 101,3 Đất canh tác/ hộ NN (sào) 6,4 6,4 6,0 100,3 93.5 96,8 Đất canh tác/ khẩu NN (sào) 1,2 1,2 1,2 100,0 99,2 99,6 Đất canh tác/ LD NN (sào) 2,1 2,2 2,3 105,2 104,5 104,8

Nhìn chung đất đai của huyện Hải Hậu có thành phần cơ giới trung bình

( chiếm 70% diện tích) và với 91,4% diện tích là vùng đất giàu chất dinh dưỡng, với điều kiện như vậy đã hình thành lên những hệ thống sản xuất khác nhau phụ thuộc vào khả năng và đặc điểm đất đai của từng vùng. Sản xuất nông nghiệp được chia là 3 vùng nhưng do điều kiện vùng 3 là vùng đất thấp nhiễm mặn không trồng được Tám xoan vì vậy tôi chỉ nghiên cứu 2 vùng đất chính:

Vùng 1 – Vùng đất cao với diện tích chiếm 34,4% nằm ở phía Đông – Bắc của huyện giáp với 2 huyện Giao Thủy và Trực Ninh đây là vùng đất có tính chất ít chua, độ mùn thấp, lân nghèo, thành phần cơ giới nhẹ, độ dày canh tác đất trong vùng từ 15 cm- 25cm. Vì vậy vùng này phù hợp cho việc phát triển các giống cây trồng cao sản.

Vùng 2 – Vùng đất vàn là vùng đất chiếm tỷ lệ cao nhất của huyện với 56,3% diện tích (trong đó khoảng 50% diện tích đất trồng lúa), đất có độ cao từ 0,5 – 0,7 m so với mặt nước biển, độ PH của đất thấp (PH = 5,5-6,0), đất vùng này giầu chất dinh dưỡng, độ mùn khá, tầng canh tác dày tới 70cm, với thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt đến thịt nặng. Với đặc điểm đất đai như vậy cùng với đặc điểm kinh tế- xã hội của vùng cùng với trình độ thâm canh của người dân khá tốt, nhu cầu lương thực của họ đã được đáp ứng đủ, nghề phụ của người dân hầu như rất ít.

Tình hình lao động năm 2009 đang làm việc trong các ngành kinh tế được thể hiện trong bảng 7.

Trong vài năm gần đây, huyện đã có những chính sách thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty và doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện, nhằm giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động trong huyện.

Bảng 7: Tình hình lao động huyện Hải Hậu năm 2009 (phân theo ngành kinh tế)

STT Ngành nghề Lao động (người) Cơ cấu(%)

Tổng số 156.683 100,0

1 Nông nghiệp 121.743 77,7

2 Chuyên CN-TTCN-XD 21.309 13,6

3 Chuyên thương nghiệp, dịch vụ 9.244 5,9

4 Lao động sự nghiệp 5.327 3,4

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Hải Hậu, năm 2009)

Qua bảng trên ta thấy lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao (77,7%), đó là lao động trong sản xuất CN- TTCN- XD chiếm 13,6%. Không chỉ dừng lại ở việc phát triển nông nghiệp, huyện cũng đã khai thác thế mạnh của một huyện ven biển với nghề muối và nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản. Hiện nay, toàn huyện có 550ha diện tích muối với sản lượng 60.000 tấn muối/năm tạo công ăn việc làm cho 10.000 lao động, 12 xã ven biển đã khoanh vùng nuôi trồng thủy sản như tôm sú, tôm he sản lượng hàng năm đạt 1200-1300 tấn thủy sản góp phần tạo thêm nhiều công ăn việc làm nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình.

Hoạt động tiểu thủ công nghiệp và hệ thống dịch vụ cũng phát triển mạnh như nghề chế biến muối Iot, nước mắm, nghề chế biến đồ gỗ cao cấp, dệt chiếu, chế biến lúa gạo… Hệ thống thương mại phục vụ đời sống như cung ứng vật tư, hàng tiêu dùng, dịch vụ vận chuyển phát triển mạnh đáp ứng được những nhu cầu của người dân.

1.3.2.2 Tình hình dân số và lao động

Dân số và lao động là yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế- xã hội của mỗi vùng, mỗi địa phương.

Dân số huyện Hải Hậu được thể hiện trong bảng 8:

Bảng 8: Tình hình dân số huyện Hải Hậu từ năm 2007-2009 ( phân theo giới tính- thành thị- nông thôn)

Đơn vị: người

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh(%) Số lượng cấu(%) Số lượng cấu(%) Số lượng Cơcấu(%) 2008/2007 2009/2008 Bình quân Tổng số 288.386 100,0 291.213 100,0 294.125 100,0 101,0 101,0 101,0 1.Theo giới tính Nam 141.609 49,1 142.412 48,9 144.591 49,2 100,6 101,5 101,0 Nữ 146.778 50,9 148.801 51,1 149.534 50,8 101,4 100,5 100,9 2. Theo thành thị - nông thôn

Thành thị 27.411 9,5 29.147 10,0 34.517 11,7 106,3 118,4 112,2 Nông thôn 260.975 90,5 262.066 90,0 259.608 88,3 100,4 99,1 99,7 ( Nguồn: Phòng thống kê huyện Hải Hậu, năm 2009)

Năm 2007 toàn huyện có 288.368 nhân khẩu, năm 2008 tăng lên 291.213 nhân khẩu, tăng lên 1%, năm 2009 số nhân khẩu toàn huyện là 294.125 nhân khẩu, tăng 1% so với năm 2008. Bình quân mỗi năm dân số huyện Hải Hậu tăng lên 1%. Phân theo giới tính: Năm 2009 nam chiếm 49,2%, nữ giới chiếm 50,8%.

Dân số có sự dịch chuyển từ nông thôn ra thành thị: Năm 2007 dân số thành thị là 27.411 người chiếm 9,5%, năm 2009 dân số thành thị tăng lên 34.517 chiếm 11,7% (tăng 7.106 người so với năm 2007). Bình quân dân số thành thị tăng 12,2%. Sự chuyển dịch dân số phần lớn do huyện Hải Hậu quy hoạch lại đất đai của các xã để mở rộng thị trấn.

1.3.2.3 Cơ sở vật chất hạ tầng

Vấn đề cơ sở hạ tầng nông thôn và lĩnh vực đời sống văn hóa của người dân ngày càng được nâng cao, hiện nay với 90% đường trong huyện, xã, xóm đã được trải nhựa, 99,9% số nhà mái ngói, mái bằng, toàn huyện có 85 trường học được xây dựng kiên cố với 1550 lớp học. Huyện Hải Hậu là một trong những địa phương đạt mức phổ cập giáo dục tốt nhất tỉnh. Ngoài ra, đời sống văn hóa của người dân cũng được cải thiện với 95% số hộ có phương tiện nghe nhìn, 95% số hộ dùng nước sạch, công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân được chú trọng với 15,3 bác sĩ/ vạn dân

vào năm 2006. Những chỉ tiêu trên đã phản ánh khá đầy đủ sự thay đổi trong đời sống kinh tế- xã hội của huyện và đó là điều kiện cho sự phát triển một cách toàn diện hơn nữa đời sống kinh tế, văn hóa, tinh thần của người dân nơi đây.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá tiềm năng sản xuất lúa tám xoan đặc sản tại huyện hải hậu, tỉnh nam định (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w