Diện tích sản xuất lúa vụ mùa tại các vùng điều tra

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá tiềm năng sản xuất lúa tám xoan đặc sản tại huyện hải hậu, tỉnh nam định (Trang 45 - 46)

Khi nhắc đến Hải Hậu người ta thường nghĩ đến những sẩn phẩm lúa Tám xoan đặc sản mang tính chất của vùng. Từ năm 2000 trở về trước diện tích lúa Tám xoan đặc sản của Hải Hậu thường chiếm từ 50-60 tổng diện tích lúa vụ mùa của huyện. Trong khoảng 10 năm trở lại đây với sự phát triển của kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật, người nông dân đã áp dụng nhanh những điều kiện sản xuất tiến bộ trong sản xuất trồng trọt như sử dụng giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng cao, thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu sâu bệnh tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những điều này làm cho diện tích giống lúa Tám của huyện có xu hướng giảm nhanh, những giống lúa có hiệu quả kinh tế thấp dần được thay thế bằng những giống lúa khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Chính vì vậy rất cần có những giải pháp nhằm phát triển và bảo tồn các giống lúa Tám có chất lượng cao của huyện đặc biệt là giống lúa Tám xoan.

Bảng 16: Cơ cấu diện tích các giống lúa vụ mùa của các hộ điều tra.

TT Tên giống Vùng 1 Vùng 2 Chung

DT(sào) (sào) CC (%) DT (sào) CC (%) DT (sào) CC (%) Tổng số 6,375 100 7,665 100 7,02 100 1. Tạp Giao 1,8 28,5 1,68 22 1,74 24,78 2. Khang dân 1,4 22 1,07 14 1,235 17,59 3. Bắc thơm 1,18 18,5 2,53 33 1,855 26,4 4. Nam định 0,7 11,1 1,15 15 0,925 13,1 5. Ải các loại 9,96 15,05 0,43 5,7 0,695 9,9 6. Tám xoan 0,325 4,85 0,79 10,3 0,5575 7,9

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2010)

Vụ mùa năm 2009 người dân ở đây chủ yếu trồng những giống lúa cao sản như Tạp Giao (28,5%), Khang Dân (22%). Do đời sống của người dân ngày một nâng cao vì vậy diện tích trồng một số loại lúa thơm ngày càng tăng đặc biệt là giống lúa Bắc Thơm (trên 30%) ở vùng 2, Nam Định (11,1% - 15%).

Đối với các giống lúa Tám xoan đặc sản, hiện nay trên địa bàn huyện thì vùng 2 là vùng được trồng với cơ cấu diện tích chiếm 10,3% tương đương với 0,79 sào/hộ, vùng này chủ yếu là trồng lúa Tám xoan có năng suất khá và chất lượng gạo ngon nhất trong các loại lúa Tám trồng trên địa bàn huyện. Đối với vùng 1, diện tích lúa Tám xoan đặc sản hiện nay còn rất ít chỉ chiếm 4,85% trong tổng diện tích của hộ ứng với 0,325 sào/hộ.

Tóm lại, diện tích trồng lúa Tám xoan đặc sản hiện nay còn rất ít và đang bị thay thế bởi các giống lúa cao sản và lúa thơm có năng suất và chất lượng cao. Vùng có diện tích trồng lúa Tám xoan đặc sản cao nhất là Vùng 2. Để phát triển lúa Tám xoan đặc sản thì cần có sự kết hợp giữa người nông dân và sự quan tâm hơn nữa của chính quyền các cấp trong việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tạo ra giống lúa Tám xoan đặc sản có năng suất cao hơn và chất lượng tốt hơn nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần phát triển và bảo tồn nguồn gen đặc sản lâu đời tại địa phương.

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá tiềm năng sản xuất lúa tám xoan đặc sản tại huyện hải hậu, tỉnh nam định (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w