Máu gồm 2 thành phần: Thể vô hình, thể hữu hình.
Là chất dịch hơi vàng chiếm 54% thể tích máu gồm có 90% nước, 1% muối natri clorua, Natricacbonat, một ít muối vô cơ khác 7% protít, 0,1% đường.
Trong 7% protít có loại protít là fibrin nôzen đây là chất sinh sợi huyết fibrinogen ở dạng hoà tan dễ chuyển sang trạng thái không hoàn toàn là fibrin dạng sợi mảnh quấn lấy thể hữu hình tạo thành mạch máu. Nên khi lấy fibrin ra khỏi máu, máu không có khả năng đông nữa.
Nếu để máu lắng thì trên lớp tiểu thể máu là một chất dịch hơi vàng trong suốt gọi là huyết thanh. Huyết thanh chỉ khác huyết tương với không có fibrin nôzen.
2. Thể hữu hình:
a. Hồng cầu: là tế bào hình đĩa lõm hai mặt không có nhân rất thích hợp với khản năng vận chuyển khí
của hồng cầu. Đường kính hồng có 7 -> 7,5 µm Khả năng chun giãn của hồng cầu. - Số lượng hồng cầu: trung bình Nam 4 triệu 2/mm3
Nữ 3 triệu 8/mm3
Số lượng hồng cầu không ổn định có thể thay đổi. Số lượng hồng cầu thay đổi theo lứa tuổi giới tính, tình trạng sức khoẻ, môi trường sống.
- Thành phần và cấu tạo hồng cầu.
+ Huyết cầu là thành phần chính của hồng cầu nó làm cho máu có màu đỏ. + Thành phần huyết cấu tố: 94% globin và nhân hem ≈ 5%
Chức năng hồng cầu:
Có huyết cầu tố (Hb) máu vận chuyển được CO2 có O2 từ mô đến phổi và ngược lại Hb + O2 = HbO2
Hb + CO2 = HbCO2
Đây là phản ứng thuận nghịch chiều của phản ứng là do phân áp oxy quyết định.
- Sinh sản hồng cầu. Khi thai còn nằm trong bụng mẹ có nhiều cơ quan tham gia tạo hồng cầu. Khi trẻ ra đời tuỷ của tất cả các xương tham gia tạo hồng cầu.từ hai mươi tuổi trở đi chỉ còn tuỷ của những xương dẹp như xương ức, xương chậu là nơi sinh ra hồng cầu.
Hồng cầu sống trong vòng 100-130 ngày hồng cầu già và chết ở gan, lá lách.
b. Bạch cầu:
Bạch cầu là những tế bào có nhân không màu hình tròn φ: 8-15µm có khả năng vận động. - Số lượng bạch cầu ở người trưởng thành khoảng:
Nam 7000 bạch cầu/mm3 máu Nữ 6200 bạch cầu/mm3 máu
Bạch cầu tăng khi bị các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính. Số lượng bạch cầu giảm khi bị nhiễm độc. - Căn cứ vào sự khác nhau về hình dạng, cấu trúc chia làm 5 loại.
+ Bạch cầu đa nhân trung tính + Bạch cầu đa nhân ưa axít + Bạch cầu đa nhân ưa bazơ + Bạch cầu mônô
+ Bạch cầu limpô.
Chức năng: Bạch cầu có khả năng thực bào chống lại các tác nhân gây nhiễm khuẩn, nhiễm độc cho cơ thể và sản xuất ra các kháng thể chống tác nhân gây bệnh.
- Sinh sản bạch cầu. Bạch cầu được sinh ra ở tuỷ xương.
c. Tiểu cầu:
Tiểu cầu là một tế bào không nhân hình thành đĩa đường kính 2-3 µm
- Số lượng tiểu cầu: 200.000 – 400.000/1 mm3 máu số lượng tiểu cầu tăng khi ăn nhiều thịt, khi bị chảy máu, tiểu cầu giảm khi mắc bệnh thiếu máu ác tính.
- Chức năng: tiểu cầu giải phóng chất thrômboplastin góp phần làm cho máu đông. - Tiểu cầu được sinh ra ở tuỷ xương sống 3-5 ngày.