Sự hình thành và phát triển của mô xương 1 Sự hình thành mô xương:

Một phần của tài liệu GPSLtrẻ em (Trang 31 - 32)

Mô xương được hình thành từ mô hình kết bằng hai cách. Từ mô liên kết -> Mô xương (xương sơ cấp)

Sụn -> xương (xương thứ cấp)

a. Sự hình thành mô xương sơ cấp.

Tại mô liên kết xuất hiện những tế bào xương, đồng thời chúng tạo ra các gian bào của mô xương. Chất gian bào rộng và ngấm muối Ca. kết quả mô liên kết chuyển thành mô xương.

b.Sự hình thành mô xương thứ cấp:

Từ mô sụn chuyển thành mô xương có hai cách: cốt hoá nội sụn và cốt hoá ngoại sụn.

- Cốt hoá nội sụn (tế bào xương bắt đầu xuất hiện trong lòng sụn) đồng thời trong lòng sụn có sự lắng đọng muối Ca, mô sụn bị huỷ hoại dần thay vào đó là mô xương chúng tạo các đòn xương, các đòn xương phát triển theo chiều hướng và đan vào nhau giữa các đòn xương có các xoang trong đó có chứa tuỷ đỏ xương.

- Cốt hoá ngoại sụn: xảy ra cũng giống cốt hoá nội sụn chỉ khác tế bào tạo xương bắt đầu trên mặt mô sụn.

Sự cốt hoá ngoại sụn diễn ra nhanh hơn cốt hoá nội sụn.

2. Sự phát triển của xương:

Bộ xương người gồm nhiều loại xương. Mỗi xương được phát triển theo một hướng khác nhau:. - Các xương dẹp như xương hộp sọ, xương mặt, các xương này lớn lên tập trung các mô xương ở bề mặt và ở bờ xương làm cho xương lớn về chiều dài, rộng.

- Các xương dài như xương đùi, xương cánh tay. Các xương này lớn lên là nhờ phần sụn nối giữa thân xương và đầu xương. Mô xương bắt đầu hình thành ở chính giữa thân xương ở bên trong sụn và trên bề mặt sụn. Dần dần sự cốt hoá lan ra khắp toàn bộ thân xương. Lớp sụn nằm giữa đầu xương và thân xương bị huỷ hoại dần nhưng không bị mất hẳn vì ở giữa tấm sụn lại tạo nên những tế bào sụn mới.

Một phần của tài liệu GPSLtrẻ em (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w