II. Sự hình thành và bài xuất nước tiểu ra khỏi cơ thể 1 Sự hình thành nước tiểu
2. Sự bài xuất nước tiểu ra khỏi cơ thể
Nước tiểu từ niệu quản chảy vào bóng đái không thành dòng liên tục, theo cử động nhu động của niệu quản.
Sự bài xuất nước tiểu từ bóng đái ra ngoài theo chu kì và là một hoạt động phản xạ phức tạp, xảy ra đồng thời sự co bóng đái và giãn cơ thắt bóng đái và thắt niệu đạo.
Khi lượng nước tiểu trong bóng đái đạt khoảng 250-300 ml, thành bóng đái bị căng, áp suất trong bóng đái tăng lên đến 15 cm nước gây ra kích thích các thụ các thụ quản trên thành bóng đái, dòng xung động thần kinh, theo dây thần kinh hướng tâm về trung khu tiểu tiện (ở tuỷ sống), từ trung khu này các xung động thần kinh theo các sợi li tâm tới bóng đái (cơ tuỷ sống), từ trung khu này các xung động thần kinh theo các sợi li tâm tới bóng đái (cơ tròn), nước tiểu truyền áp suất kích thích cơ thắt niệu đạo, gây cảm giác mót tiểu tiện.
Khi cơ thắt niệu đạo (cơ vân) giãn nước tiểu ra ngoài.
Phản xạ tiểu tiện thuộc loại phản xạ tự động của tuỷ sống, đồng thời chịu sự chi phối của võ não.
Vỏ não tham gia điều khiển cơ thắt vân đảm bảo sự tiểu tiện theo ý muốn. Sự tiểu tiện theo ý muốn là kết quả của sự hình thành các phản xạ có điều kiện.
Ở trẻ nhỏ do hệ thần kinh chưa hoàn thiện nên việc tiểu tiện của trẻ mang tính chất không chủ định. Số lần đi tiểu trong một ngày nhiều, trẻ dưới 3 tháng tới 25 lần trong một ngày nhưng lượng nước tiểu mỗi lần rất ít (15-30 ml). Trẻ càng lớn, bóng đái có khả năng duy trì tình trạng căng giãn lâu hơn, hệ thần kinh ngày càng hoàn thiện. Phản xạ tiểu tiện có điều kiện được hình thành. Trẻ không đi tiểu ngay khi bắt đầu mót, mà chỉ tiểu tiện khi bóng đái căng nhất. Việc tiểu tiện mang tính chất chủ định.
Số lần đi tiểu trong ngày giảm dần: trẻ 1 tuổi 12-16 lần. Trẻ 3 tuổi 8 lần, trẻ 10 tuổi 6 lần trong ngày.
Lượng nước tiểu mỗi ngày tăng lên, trung bình 60 ml.
Những phản xạ có điều kiện bắt đầu được hình thành từ trẻ nhỏ.
Ví dụ: Sau bữa ăn hoặc sau giấc ngủ là lúc cảm giác mót đái phát sinh ta xi trẻ đái hoặc cho trẻ ngồi bô. Qua nhiều lần mối liên hệ có điều kiện giữa tư thế thân thể trẻ với sự tiểu tiện được hình thành. Trẻ sẽ có phản xạ đi tiểu khi ngồi vào bô hoặc ở tư thế người mẹ bế trẻ xi đái.
* Hiện tượng đái dầm ở trẻ:
Sự kiểm tra của võ não có thể bị rối loạn, do vậy việc tiểu tiện không chủ định xảy ra, dẫn đến việc đái dầm ở trẻ.
Khi trẻ mãi chơi, hoặc nín đái quá lâu, khi hưng phấn với trò chơi tăng mạnh đột ngột trong vỏ não phát sinh cơ chế cảm ứng, làm ảnh hưởng của trung khu tiểu tiện bị yếu đi, tiểu tiện không chủ định xảy ra trẻ đái dầm.
Đặc biệt trong lúc ngủ, sự ức chế lan tràn khắp vỏ não đã làm giảm hưng phấn của vùng tương ứng, vỏ não không cảm thụ với các xung động thần kinh đó từ bóng đái tới, do đó gây ra tiểu tiện không chủ định.
Hiện tượng đái dầm ở trẻ còn do chế độ ăn không hợp lí: Trẻ ăn quá nhiều nước hoặc chất chất kích thích trước khi ngủ. Hoặc do giấc ngủ không bình thường, hoặc những rối loạn tâm lý, thần kinh.
Ở trẻ khi qua một cơn hoảng sợ hoặc bị chấn động thần kinh, các xung động thần kinh đi đến trung khu tiểu tiện quá mạnh làm cho trung khu này bị ức chế, hoặc ngược lại không đủ để gây hưng phấn toàn bộ vỏ não. Do đó vỏ não không kiểm soát động tác tiểu tiện gây đái dầm.
Trong công tác chăm sóc trẻ, khi trẻ đái dầm cha mẹ và cô nuôi dạy trẻ không nên làm cho trẻ hoảng sợ, hổ thẹn hoặc trừng phạt chúng, phản ứng này của người làm cho trẻ đái dầm thường xuyên
hơn và bị chấn thương tâm lý. Cần tìm những biện pháp tác động tốt đến hệ thần kinh, chuyện trò giải thích để trẻ yên tâm.