Đặc điểm cấu trúc hoạt động của tim theo lứa tuổi.

Một phần của tài liệu GPSLtrẻ em (Trang 53 - 54)

IV. Sự tạo thành máu – Đặc điểm máu trẻ em 1 Sự tạo thành máu sau khi sinh:

4. Đặc điểm cấu trúc hoạt động của tim theo lứa tuổi.

Trẻ sơ sinh tim hình tròn, tim nằm ngang do cơ hoành nằm cao. Gần 1 tuổi tim nằm ở tư thế chéo nghiêng. Đến 4 tuổi tim có vị trí như người lớn

Tim của trẻ sơ sinh chiềm 0,9% trọng lượng cơ thể, ở người lớn bằng 0,5% trọng lượng cơ thể Về cấu tạo: thành tâm thất phải phát triển chậm hơn thành tâm thất trái, sợi cơ tim mỏng, ngắn. Càng lớn đường kính sợi cơ, số lượng sợi cơ càng tăng. Sự phát triển của tim theo sự phát triển cơ thể. Ở tuổi 14 – 15 cơ thể phát triển nhanh, tim phát triển nhanh.

Hoạt động của tim chưa ổn định Nhịp tim:1 tháng: 120 – 140 lần /phút 1 tuổi: 100 – 130 lần /phút 2 – 4 tuổi: 90 – 120 lần /phút 5 -6 tuổi: 80 – 110 lần/phút Người lớn: 68 – 70 lần /phút Thể tích tâm thu: Trẻ sơ sinh: 2,5 ml 1 tuổi: 10ml 7 tuổi 23ml II. Hệ mạch. 1. Vòng tuần hoàn :

1. Tâm thất phải; 2. Động mạch phổi; 3. Mao mạch phổi; 4. Tĩnh mạch phổi; 5. Tâm nhĩ trái; 6. Tâm thất trái; 7. Động mạch chủ; 8. Mao mạch phần trên cơ thể; 9. Mao mạch phần dưới cơ thể; 10. Tĩnh mạch chủ trên; 11. Tĩnh mạch chủ dưới; 12. Tâm nhĩ phải.

Khi thai nhi ở trong bụng mẹ từ cuối tháng thứ 2 vòng tuần hoàn nhau thai được hình thành và tiếp tục phát triển .Ở trong thai phổi chưa hoạt động sự trao đổi khí được thực hiện qua nhau .Vòng tuần hoàn phổi chưa phân rõ ràng: tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. Máu nuôi dưỡng cơ thể phổi là máu pha.

Khi trẻ ra đời phổi bắt đầu hoạt động.Vòng tuần hoàn chính thức hoạt động chia thành vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần nhỏ .

* Vòng tuần hoàn lớn: Máu động mạch giàu O2 và chất dinh dưỡng từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái vào động mạch chủ đến động mạch nhỏ rồi vào mao mạch, tại đây quá trình trao đổi chất và trao đổi khí (máu động mạch chuyển sang máu tĩnh mạch). Máu từ tĩnh mạch nhỏ sang tĩnh mạch lớn rồi về tâm nhĩ phổi.

* Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải rồi vào động mạch phổi để lên hai lá phổi. Sau khi trao đổi máu tĩnh mạch chuyển thành máu động mạch rồi theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái.

Một phần của tài liệu GPSLtrẻ em (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w