a. Khoang miệng
Khoang miệng của trẻ dưới 1 năm nhỏ, hẹp, lớp niêm mạc mịn, mỏng nhiều mạch máu, dễ sây sát
-Lưỡi: rộng, dày, nhiều gai vị giác. -Răng
Tăng sữa bắt đầu mọc từ tháng thứ 6, tới 24 tháng đủ 20 tháng. Có công thức răng .
HTH TH N C 2 2 0 0 1 1 2 2
Răng có thể mọc sớm hơn hoặc muộn phụ thuộc vào đặc điểm phát triển của cơ thể (cả thời kỳ phát triển thai và sau khi sinh), tính di truyền, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng của trẻ.
Tới 6 tuổi răng sữa bắt đầu được thay bằng răng vĩnh viễn .
Men răng của trẻ mỏng, rất dễ vỡ, dễ bị sâu, sún cần chú ý trong chăm sóc trẻ để bảo vệ răng. Các thời hạn mọc răng sữa và răng vĩnh viễn.
Loại răng Các thời hạn mọc
Răng sữa Răng vĩnh viên
Các răng cửa, giữa 6-8 tháng 7 – 7,5 tuổi
Các răng cửa bên 7 – 10 tháng 8 – 9 tuổi
Các răng nanh 14 – 18 tháng 10 – 12 tuổi
Các răng hàm nhỏ 1 12 -14 tháng 10 – 11 tuổi
Các răng hàm nhỏ 2 20 – 30 tháng 11 tuổi
Các răng hàm lớn 1 6 – 7 tuổi
Các răng hàm lớn 3 (răng khôn) 17 – 25 tuổb
b. Thực quản
Thực quản trẻ sơ sinh hình chóp nón.
Thành thực quản mỏng, tổ chức đàn hồi và cơ chưa phát triển đầy đủ, do đó trẻ dễ bị nghẹn. Lớp niêm mạc mỏng, mịn, nhiều mạch máu, tổ chức tuyến ít.
c. Dạ dày
Là phần rộng nhất ống tiêu hoá làm nhiệm vụ chứa và tiêu hoá thức ăn
Ở trẻ nhỏ, dạ dày nằm ngang, cao. Trẻ biết đi dạ dày chuyển dần sang đứng, đến tuổi mẫu giáo có vị trí như người lớn 2/3 đứng, 1/3 nằm ngang .
Trẻ sơ sinh dạ dày có hình hơn tròn, 1 tuổi có hình thuôn dài.
Lớp cơ ở thành dạ dày của trẻ nhỏ chưa phát triển, cơ thắt tâm vị phát triển yếu, cơ thắt môn vị phát triển tốt, đóng rất chặt, lỗ tâm vị rộng, do đó trẻ rất dễ nôn, trớ sau khi ăn.
Kích thước của dạ dày thay đổi theo lứa tuổi, phụ thuộc vào lượng và tính chất của thức ăn. Dung tích dạ dày
Trẻ sơ sinh: 30 – 35 cm3 3 tháng: 100m3
d. Ruột
Là phần dài nhất của ống tiêu hoá phát triển nhanh trong ba năm đầu
Trẻ 6 tháng đầu chiều dài của ruột gấp 6 lần chiều dài cơ thể (người lớn gấp 4 lần).
Lớp niêm mạc rất phát triển, diện tích hấp thụ lớn mạch máu nhiều, do đó dễ dàng hấp thụ những sản phẩm trung gian của quá trình tiêu hoá, đồng thời vi khuẩn xâm nhập cũng dễ dàng. Chính vì vậy khi thức ăn không đảm bảo chất lượng, trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hoá bị ỉa chảy.
Màng treo ruột dài, manh tràng ngắn và di động nên trẻ dễ bị lồng ruột, xoắn ruột.
Ruột thừa của trẻ dưới 1 tuổi có hình phễu, không cố định, trực tràng tương đối dài, lớp niêm mạc còn lỏng lẻo, tổ chức mỡ bao quanh ít, khi bị ho gà hay kiết lị kéo dài dễ bị sa trực tràng.
2. Tuyến tiêu hoáa. Tuyến nước bọt a. Tuyến nước bọt
Trẻ sơ sinh tuyến nước bọt chưa biệt hoá, trung tâm bài tiết nước bọt chưa phát triển, vì vậy nước bọt tiết rất ít, chưa tiêu hoá được nhiều chất bột.
Trẻ 3 – 4 tháng tuyến nước bọt: phát triển hoàn toàn, số lượng nước bọt dần dần tăng lên. Nước bọt của trẻ nhỏ có môi trường trung tính và axít nhẹ.
Trong nước bọt của trẻ có đủ các men amilaza, ptyalin, mantaza. Hoạt tính của các men tăng dần theo tuổi.
b. Tuyến vị:
Trẻ sơ sinh sự bài tiết dịch vị còn yếu được tăng dần theo lứa tuổi.
Thành phần dịch vị của trẻ em tương tự như ở người lớn. Song chất lượng và số lượng và số lượng kém dịch vị của người lớn. Sự bài tiết axit thấp, do đó dịch vị có độ pH (trẻ bú mẹ) 5,8 – 3,8 (người lớn pH = 1,5 - 2). Số lượng men pepxin thấp ở trẻ bú mẹ.
Tính chất và số lượng dịch vị được bài tiết phụ thuộc vào thành phần, tính chất của thức ăn.
c.Tuyến tuỵ
Ở trẻ sơ sinh tuyến tụy có hình lăng trụ 3 mặt, đầu nhỏ hơn thân và đuôi. 5 – 6 tuổi có hình thể giống người lớn.
Tuyến tụy hoạt động ngay từ khi sơ sinh, dịch tụy của trẻ có đủ các men tiêu hoá Protit, gluxit, lipit như người lớn. Hoạt tính của men tăng dần từ tháng thứ 3 tới 2 tuổi đạt những người lớn.
d. Gan
Gan của trẻ em so với cơ thể tương đối to. Trẻ sơ sinh trọng lượng gan là 4,4% trọng lượng cơ thể (người lớn là 2,4%). Tháng thứ 10 trọng lượng tăng gấp đôi, 3 tuổi tăng 3 lần phát triển mạnh ở tuổi dậy thì, thuỳ phải phát triển mạnh hơn thuỳ trái.
Gan của trẻ em dễ di động, thay đổi vị trí theo tư thế hoặc bị chèn ép
Gan có nhiều mạch máu, chức phận chưa hoàn thiện khi bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn dễ có phản ứng ở gan, gan bị thoái hoá mỡ.
Nằm dưới lớn niêm mạc ruột, tiết ra dịch ruột có thành phần và men tiêu hoá như người lớn. Các tuyến tiêu hoá hoạt động chịu sự điều kiện của hệ thần kinh. Các dịch tiêu hoá được bài tiết theo cơ chế phản xạ và phụ thuộc vào thành phần của thức ăn
BÀI 3: SỰ TIÊU HOÁ THỨC ĂN TRONG ỐNG TIÊU HOÁI. Sự biến đổi thức ăn I. Sự biến đổi thức ăn
Trong ống tiêu hoá thức ăn được biến đổi cả về mặt lý học và hoá học. Sự biến đổi xảy ra chủ yếu ở 3 nơi: khoang, miệng, dạ dày và ruột non
1. Tại khoang miệng
Lý học: Thức ăn vào khoang miệng, bị răng cắt xé, nghiền nhỏ rồi tẩm với nước bọt thành một chất nhão dính, nhờ lưỡi viên lại thành viên, rồi đẩy xuống phía dưới qua động tác nuốt
Hoá học:
Trong nước bọt có men amilaza hoạt động trong môi trường kiềm và nhiệt độ 370C. dưới tác dụng của men amilaza một phần tinh bột chính được biến đổi thành đường manto. Nước bọt được bài tiết theo cơ chế phản xạ
Trẻ dưới 3 tháng tuyến nước bọt chưa phát triển, do đó khả năng tiêu hoá tinh bột còn rất hạn chế
2. Sự biến đổi thức ăn ở dạ dày
Thức ăn tới dạ dày được lưu giữ lại. Thời gian lưu giữ tuỳ thuộc vào bản chất của thức ăn: Gluco được lưu lại 3 – 4 giờ, Protit 5 – 6 giờ, lipit 6 -8 giờ, sữa mẹ: 2 – 3h30, sữa bò: 3 – 4h. Ngoài ra thời gian lưu trữ thức ăn còn tuỳ thuộc lứa tuổi giới tính, trạng thái cơ thể, tâm lý
Lý học: Nhờ sự co bóp của dạ dày thức ăn tiếp tục được nghiền nhỏ và trộn đều với dịch vị do
tuyến vị tiết ra.
Hoá học:
Thức ăn tới dạ dày 6 – 8 phút, tuyến vị bắt đầu tiết dịch vị. Thành phần chính của dịch vị là: axít HCl, chất nhầy men pepsin, men prezua (đông vón sữa) một ít men lipaza, muối khoáng.
Axít HCl: tạo môi trường cho men pepsin hoạt động, sát khuẩn, đóng mở môn vị.
Men pepsin: hoạt động trong môi trường pH = 1,5 – 3,1, t0= 370C, biến đổi protit thanh peptit. Men prezua: men này chủ yếu có trong dịch vị của trẻ em nhiều hơn dịch vị của người lớn. Men này hoạt động trong môi trường pH = 5 – 6, trẻ càng lớn độ pH giảm dần, men prezua mất dần tác dụng. Khi pH xuống 1,5 thì men này không có tác dụng thay vào đó là men pepsin. Dưới tác dụng của men pre-zua làm cho sữa từ dạng hoà tan trở thành đông vón tách phần chất lỏng để ngấm qua thành ruột vào máu.
Men lipaza: trong dịch vị chỉ có một ít men lipaza, men này hoạt động trong môi trường pH = 4 – 5, nếu độ pH xuống dưới 1,5 men này không hoạt động. Men lipaza của dịch vị chỉ có tác động lên một số mỡ và lòng đỏ trứng.
Trong giai đoạn đầu (chừng 20phút) khi thức ăn tới dạ dày, dịch vị chưa ngấm vào thức ăn, môi trường thức ăn chưa chuyển sang môi trường axít, men amilaza trong nước bọt tiếp tục biến đổi tinh bột chín thành đường manto.
3. Sự biến đổi thức ăn tại ruột non
Tại đây xảy ra sự biến đổi thức ăn đầy đủ nhất, triệt để nhất. Trong đó có sự biến đổi về hoá học là chủ yếu.
* Lý học:
Nhờ có co bóp của cơ ở thành ruột, thức ăn tiếp tục được nhào trộn, ngấm dần các dịch tiêu hoá: dịch tụy, dịch ruột, mật. Đồng thời nhờ sự co bóp của cơ thành ruột thức ăn được đẩy dần xuống dưới.
Thức ăn được lưu giữ ở ruột non 3 – 5 giờ.
* Hoá học
Tác dụng của dịch tụy: trong dịch tụy có 3 loại men tiêu hoá: protit, gluxit, lipit. Dưới tác dụng của các men tiêu hoá protit, gluxit, lipit được biến đổi đến sản phẩm cuối cùng.
Pr Trypsin axit amin
aminopeptidaza
Gluxit Amilaza Manto Mantaza Gluco
Lipaza
Lipit axit béo + Glyxenrin
Tác dụng của dịch ruột
Dịch ruột không được tiết ra trong khi ăn, mà được tiết ra do tiếp xúc trực tiếp của thức ăn với phần ruột đó. Trong dịch ruột có đủ cả 3 loại men tiêu hoá protit, gluxit, lipit, các men này tiếp tục biến đổi nốt phần thức ăn còn lại đến các sản phẩm là axit amin, glico, axit béo, glyerin
Tác dụng của dịch mật. Dịch mật không có men tiêu hoá, song nó có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hoá và hấp thu; có tác dụng làm tăng khả năng hoạt động của các men trong dịch tụy, dịch ruột, đặc biệt đối với sự tiêu hoá mỡ.
+ Phân chia Lipit thành những hạt nhỏ, tăng diện tích tiếp xúc của lipit với men lipaza
+ Axit béo được tạo thành trong quá trình tiêu hoá cùng với muối mật tạo thành một chất hoà tan trong nước, dễ dàng ngấm qua thành ruột vào máu.