Thanh quản: dưới 6-7 tuổi khe thanh âm ngắn, thanh đới ngắn nên trẻ cao giọng hơn Từ

Một phần của tài liệu GPSLtrẻ em (Trang 61 - 62)

12 tuổi thanh đới con trai dài hơn con gái.

- Khí quản : dưới 4-5 tháng có hình phễu.

- Phế quản : phế quản phải rộng hơn và dốc hơi phế quản trái do đó dị vật dễ rơi vào

Thanh khí phế quản trẻ em có đường kính nhỏ, tổ chức đàn hồi ít phát triển, vòng sụn mềm dễ biến dạng niêm mạc có nhiều mạch máu. Do đó khi bị viêm nhiễm trẻ dễ bị khó thở, giãn phế quản.

IV Phổi.

- Phổi trẻ em lớn dần theo lứa tuổi

+ Phổi trẻ sơ sinh phát triển kém, nặng 50-60g .6 tháng tăng gấp đôi . 1 tuổi tăng gấp 3; 12 tuổi tăng gấp 10 lần lúc đẻ.

+ Kích thước phế nang tăng theo tuổi

Sơ sinh đường kính phế nang 0,05-0,1mm Người lớn 0,2 mm

- Đơn vị cấu tạo cơ bản của phổi là túi phổi, mỗi túi phổi có 20-25 phế nang và phế quản, phế nang . Tổ chức liên kết giữa các túi phổi có nhiều mạch máu., ít không khí do đó khi bị viêm nhiễm dễ bị xung huyết.

- Tổ chức phổi trẻ ít đàn hồi nên trẻ dễ bị xẹp phổi giãn phế quản nhỏ khi viêm phổi, ho gà. Phổi lớn lên chủ yếu do sự phân nhánh các phế quản nhỏ và sự hình thành những nang phổi mới .

V. Màng phổi

Màng phổi của trẻ mỏng dễ bị giãn khi hít, khí vào sâu hoặc khi bị tràn khí, tràn dịch màng phổi.

BÀI 3: HOẠT ĐỘNG CƠ QUAN HÔ HẤPI. Nhịp thở, kiểu thở I. Nhịp thở, kiểu thở

Nhịp hô hấp:mỗi lần thở ra hít vào được gọi là nhịp thở.

Nhịp thở của trẻ sơ sinh rất nhanh, không đều lúc nghỉ ngơi 50±60l/1 phút. Lúc khoẻ hoặc cử động tích cực nhịp thở 100±150 l/1 phút. Trẻ càng lớn nhịp thở càng giảm. 14-15 tuổi 22± 5 l/1 phút . Người lớn: Nam 16±3 l/1 phút. Nữ 17±3 l/1 phút. Cử động hô hấp 1. Hô hấp thường

Hít vào: sự hít vào bình thường được thực hiện do các cơ hít vào co lại làm tăng kích thước của

Chiều thẳng đứng: khi co cơ hoành phẳng ra hạ xuống do đó làm tăng chiều đứng thẳng của lồng ngực.

Chiều trước sau và chiều ngang .Ở tư thế nghỉ ngơi các xương sườn chếch ra trước và xương dưới khi các cơ hít vào co lại xương sườn chuyển từ tư thế chếch xuống sang tư thế nằm ngang hơn do đó làm tăng đường kính trước sau và đường kính ngang của lồng ngực.

Động tác hít vào là động tác tích cực vì được thực hiện nhờ năng lượng co cơ của cơ hoành và các cơ hít vào khác .

Thở ra : là một động tác thụ động vì nó không đòi hỏi năng lượng co cơ. Trong động tác thở ra

thông thường các cơ hít vào thôi không co nữa, lồng ngực trở về vị trí cũ dưới tác dụng sức đàn hồi ngực phổi và sức chống đối của các tạng bụng. Kết quả xương sườn hạ xuống, cơ hoành lồi lên làm giảm thể tích lồng ngực (áp lực không khí trong phổi tăng), không khí đi từ phổi ra ngoài.

2. Hô hấp sâu

Hít vào: khi hít vào sâu ngoài các cơ hô hấp hít vào còn có thêm một số cơ nữa tham gia, cơ ức

đòn chũm, cơ ngực, cơ cheo. Lồng ngực giãn rộng làm phổi cũng giãn rộng hơn, áp lực không khí trong phổi hạ thấp, không khí vào phổi nhiều hơn.

Thở ra: khi cố gắng thở ra hết sức cần huy động thêm một số cơ (chủ yếu thành bụng). Những

cơ này co lại sẽ kéo các xương sườn xuống thấp hơn nữa đồng thời ép thêm các tang bụng làm cơ hoành lồi lên thêm về phía lồng ngực. Thở ra cố gắng cần có năng lượng có cơ nên nó là động tác tích cực. Khi thở ra cố gắng không khí dồn ra ngoài nhiều hơn.

3. Kiểu thở

Kiểu thở thay đổi theo tuối và giới tính. Trẻ sơ sinh và bú mẹ thở cơ hoành (thở bụng) Trẻ 2 tuổi : thở hỗn hợp ngực và bụng.

Trẻ 10 tuổi: con trai chủ yếu thở bụng con gái thở ngực.

Một phần của tài liệu GPSLtrẻ em (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w