- Ở trẻ sơ sinh, da rất mỏng và mịn. Lớp tế bào sừng rất mỏng, nhiều chỗ tế bào sừng tiếp giáp nhau không chắc, nên da dễ bị tổn thương, khi bị tổn thương dễ viêm nhiễm.
- Các mạch máu của da tương đối lớn, da trẻ thường hồng hào. - Trong lớp da chính thức có nhiều sợi đàn hồi, lớp mỡ dưới da ít.
- Trong thời kì bú mẹ lớp tế bào sừng vẫn mỏng lớp mỡ dưới da phát triển mạnh trong 6 tháng đầu.
- Trẻ 3-4 tuổi lớp sừng dày và vững chắc: Lớp mỡ dưới da phát triển chậm dần tới 7-8 tuổi thì ngừng lại hoặc giảm đi một chút.
- Tuyến nhờn bài tiết ngay từ khi mới sinh . Tới 5-6 tháng tuyến nhờn phát triển mạnh, có cấu trúc như ở người lớn.
- Tuyến mồ hôi: trẻ sơ sinh tuyến mồ hôi hoạt động yếu. Trẻ 4-6 tháng sự tiết mồ hôi rõ dần, tăng nhiều cuối tuổi bú mẹ.
- Ở trẻ em phản ứng tiết mồ hôi và co giãn mạch máu (khi nhiệt độ môi trường thay đổi) phát triển chậm, chức năng điều hoà thân nhiệt kém.
- Da của trẻ có tính cảm thụ cao với các kích thích và dễ nhiễm khuẩn.
BÀI 2: TIẾT NIỆUI. Cơ quan bài tiết nước tiểu: I. Cơ quan bài tiết nước tiểu:
Có 2 quả thận, nằm 2 bên cột sống trong khoảng 2 đốt sống ngực cuối và 2 đốt sống thắt lưng trên. Thận phải nằm thấp hơn thận trái 2-3cm. Thận của trẻ em nằm thấp hơn so với người lớn, ở trẻ sơ sinh bề mặt thận có nhiều múi.
Thận gồm 2 miền: miền vỏ ở ngoài, miền tuỷ ở trong.
Ở miền vỏ, dưới kính hiển vi, có những hạt lấm tấm đó là các vi thể Manpighi. Vi thể manpighi gồm nang Bơwman bao lấy quản cầu.
Tiếp vi thể Manpighi là ống xoắn, quai Henle, ống lượn xạ, ống góp đổ vào đai thận qua gai vào bể thận.
Bể thận nằm ở miền tuỷ.
2. Đường dẩn nước tiểu
I. Các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu: 1. Thận phải; 2. Thận trái; 3. Ống dẫn nước tiểu; 4. Bóng đái; 5. Ống đái.
II. Lát cắt dọc thân: 6. Phần tuỷ; 7.Phần vỏ; 8. Bể thận; 9. Ống dẫn nước tiểu;
III. Một đơn vị chức năng của thận: 10. Nang cầu thận và cầu thận; 11. Ống thận; 12. Ống góp. IV. Nang cầu thận và cầu thận phóng to: 13. Nang cầu thận; 14. Cầu thận; 15. Động mạch đến; 16. Động mạch đi.
Các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu: Thận phải Thận trái Ống dẫn nước tiểu Bóng đái Ống Đái * Niệu quản: Dài 25-30 cm, đường kính 4-5 mm. Thành niệu quản có lớp cơ dọc ở ngoài, cơ vòng ở trong, trong cùng là nhiều niêm mạc.
Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bọng đái.
* Bóng đái : Nằm trong chậu hông, trước trực tràng (nam), trước tử cung và âm đạo (nữ). Trẻ em bóng đái nằm cao hơn người lớn một chút.
Thể tích bóng đái thay đổi theo lứa tuổi: trẻ sơ sinh không quá 50 ml, 3 tháng đạt 100 ml,1 tuổi đạt 200 ml, trẻ 3 tuổi đạt 250 ml, 6 tuổi đạt 600 ml, người lớn 700-1000 ml.
Thành bóng đái gồm 3 lớp: ngoài là tổ chức liên kết, giữa là lớp cơ, trong cùng là lớp niêm mạc. Ở cổ bóng đái có cơ thắt bóng đái là cơ vòng.
Ở trẻ em bóng đái chưa phát triển đầy đủ, niêm mạc mỏng, mịn. * Niệu đạo: là đoạn cuối của đường dẫn nước tiểu.
Thành niệu đạo gồm 3 lớp: ngoài là cơ vòng giữa là cơ dọc, trong cùng là lớp niệu mạc.ở trẻ lớp niệu mạc mỏng mịn.
Phía dưới cơ thắt bóng đái là có thắt niệu đạo. Cơ thắt niệu đạo là cơ vân chịu sự chi phối của võ não.
Niệu đạo của nam dài hơn nữ (trung bình 15-20cm) và còn là đường dẫn tinh.