Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài:

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9 kì 1 (Trang 35 - 37)

-thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.

-bạc mệnh, duyên phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc (không kể tên riêng).

.AIDS và marketing

.Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.

*Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là

một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.

Bài tập 1:Tìm 2 mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới.

Bài tập 2: Năm từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây và giải thích nghĩa.

Bài tập 3: Chỉ rõ từ nào mượn của tiếng Hán, từ nào mượn của các ngôn ngữ châu Âu.

Bài tập 4: Nêu vắn tắt những cách phát triển từ vựng và thảo luận: Từ vựng của một ngôn ngữ có thể không thay đổi được không?

III/ Luyện tập:

1) x + trường.

x + hoá (điện tử...)

2) Bàn tay vàng, cầu truyền hình, cơm bụi, công nghệ cao, công viên nước, đa dạng sinh học, đường cao tốc, đường vành đai, hiệp định khung, thương hiệu.

3) tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.

Ngôn ngữ châu Âu: xà phòng, ô tô, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, ca nô.

4) Phát triển về nghĩa của từ ngữ và phát triển về số lượng từ ngữ.

Từ vựng của một ngôn ngữ không thể không thay đổi. Thế giới tự nhiên & xã hội luôn vận động và phát triển. Nhận thức về thế giới cũng vậy. Nếu từ vựng không phát triển thì không đáp ứng được nhu cầu giao tiếp và nhận thức của người bản ngữ (ví dụ: xe gắn máy...)

IV. Củng cố:

Từ vựng của một ngôn ngữ có thể phát triển bằng cách nào, nhờ vào đâu?

V. Dặn dò:

Học thuộc Ghi nhớ tr. 74. Hoàn chỉnh 5 bài tập vừa làm. Chuẩn bị bài mới: Thuật ngữ.

Tiết 26:VH: Truyện Kiều của Nguyễn Du. Tiết 27:VH: Chị em Thuý Kiều.

Ngày soạn: 24.9.2008 Ngày dạy:12.10.2008 Tuần 6.

Bài 5, 6. Tiết 26:

TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DUI.Mục tiêu cần đạt: I.Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS: Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.

Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều. Từ đó thấy được Truyện Kiều là kiệt tác số một của văn học trung đại Việt Nam, kiệt tác của văn học dân tộc và văn học nhân loại.

II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.HS: Trả lời câu hỏi SGK. HS: Trả lời câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân tích hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong hồi 14 tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.(Tóm tắt ngắn gọn diễn biến cuộc hành quân thần tốc của Quang Trung).

Em có nhận xét gì về nghệ thuật tự sự và miêu tả trung thực về ý thức dân tộc của các tác giả Ngô Gia văn phái?

3.Giới thiệu bài mới:

Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ 1: Đọc- hiểu tác giả.

Cho HS đọc lại phần tác giả SGK tr.77-78.

Em hãy tóm tắt những nét chính về cuộc đời, con người, gia đình, thời đại Nguyễn Du có ảnh hưởng đến sáng tác Truyện Kiều.

HĐ 2: Giới thiệu tác phẩm Truyện Kiều

Em biết gì về nguồn gốc Truyện Kiều?

Tác giả viết vào thời gian nào? (1805-1809)

GV dành thời gian để HS tóm tắt tác phẩm theo bố cục ba phần. -Em biết gì về giá trị tác phẩm?

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9 kì 1 (Trang 35 - 37)