Nội dung: Kể về một buổi thăm trường sau 20 năm xa cách.

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9 kì 1 (Trang 51 - 55)

*HS phải tưởng tượng mình đã trưởng thành, đóng vai một người có vị trí, công việc nào đó, nay trở lại thăm ngôi trường. Cần viết được một số ý như:

Lí do trở lại thăm trường, thăm trường vào buổi nào, đi với ai, đến trường gặp ai, thấy quang cảnh trường như thế nào, nhớ lại cảnh trường ngày xưa học ra sao, ngôi trường ngày nay có gì khác trước, những gì vẫn còn như xưa những gì gợi lại cho mình những kỉ niệm buồn, vui của tuổi học trò, trong giờ phút đó bạn bè hiện lên như thế nào,...

-Kiểu bài: Tự sự có kết hợp với miêu tả.

@ Biểu điểm:

-Điểm 9-10: Bài làm đủ yêu cầu đề. Văn viết lưu loát, có ý tưởng sáng tạo.Trình bày sạch sẽ, rõ ràng. Có thể mắc vài lỗi chính tả nhẹ.

-Điểm 7-8: Hiểu đề, văn viết trôi chảy, đúng kiểu bài, có bố cục rõ, dễ theo dõi. Mắc vài lỗi diễn đạt nhẹ.

-Điểm 5-6: Bài làm tỏ ra có hiểu đề, văn viết theo dõi được ý. Biết phương pháp làm bài tự sự kết hợp miêu tả. Mắc khoảng 5 lỗi diễn đạt

-Điểm 3-4: Chưa thể hiện đủ yêu cầu đề (về kiểu bài, nội dung, hình thức). Văn viết lủng củng, khoảng mươi lỗi diễn đạt.

-Điểm 1-2: Bài làm sơ sài quá hoặc lạc đề, xa đề. Diễn đạt chưa rõ ý, văn viết lộn xộn, khó theo dõi. Mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.

-Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc sai trầm trọng về nội dung tư tưởng.

IV. Củng cố:

V. Dặn dò:

Chuẩn bị bài mới: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. Tiết 36-37:VH: Mã Giám Sinh mua Kiều.

Ngày soạn: 12.10.2008 Ngày dạy: 26.10.2008 Tuần 8

Tiết 36-37

MÃ GIÁM SINH MUA KIỀUI.Mục tiêu cần đạt: I.Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS:

-Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người; đau đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.

-Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả: khắc hoạ tính cách qua diện mạo, cử chỉ.

II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.HS: Trả lời câu hỏi SGK. HS: Trả lời câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp.

2.Kiểm tra bài cũ: Đọc đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

Đoạn thơ thể hiện nội dung gì? Phân tích. Nêu giá trị nghệ thuật của đoạn trích.

3.Giới thiệu bài mới:

Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ1.Đọc và tìm hiểu vị trí đoạn

trích

GV hướng dẫn đọc và đọc một đoạn.Gọi HS đọc tiếp đến hết bài Hãy nêu vị trí đoạn trích trong tp Tóm tắt tác phẩm từ Chị em Thuý

Kiều đến đoạn trích này.

Cho HS tìm hiểu chú thích SGK.

HĐ2. Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình của Mã Giám Sinh? (Cách ăn mặc, nói năng, cử chỉ, thái độ như thế nào?

Em có nhận xét gì về bản chất của Mã Giám Sinh?

I/ Vị trí đoạn trích:

- đầu phần thứ hai của Truyện Kiều.

*Gia đình Kiều bị tên bán tơ vu vạ.Vương Ông và Vương Quan bị bắt giữ, bị đánh đập dã man, nhà cửa bị sai nha lục soát, vơ vét hết mọi của cải. Thuý Kiều quyết định bán mình để lấy tiền cứu cha và gia đình thoát khỏi tai hoạ. Được mụ mối mách bảo, MGS tìm đến mua Kiều.

II/ Phân tích:

1.Chân tướng Mã Giám Sinh:

-Diện mạo, cử chỉ: Vẻ ngoài thì chải chuốt mà lố lăng, không phù hợp.Cách nói năng thì cộc lốc, vô lễ. Câu trả lời nhát gừng, không có chủ ngữ, không thèm thưa gửi (vô học, hợm của, cậy tiền). Cử chỉ, thái độ thì bất lịch sự đến trơ trẽn, hỗn láo. (“Ghế trên” là ghế ở vị trí trang trọng, dành cho bậc cao niên, huynh trưởng đáng kính -chướng mắt đối với kẻ đi hỏi vợ).

-Bản chất, tính cách:

+Giả dối: Lai lịch xuất thân mù mờ (xa, gần). Tướng mạo, tính danh giả dối; tuổi tác thì nhiều mà tô vẽ cho trẻ; ra vẻ thư sinh phong lưu lịch sự mà tôi tớ rất láo nháo, ô hợp.

Nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả?

HĐ3.Phân tích nhân vật Thuý Kiều

Cảm nhận của em về hình ảnh Thuý Kiều như thế nào?

HĐ4. Tìm hiểu thái độ tác giả. Đoạn trích thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du ở nội dung nào?

HĐ5: Kết luận chung về đoạn trích

GV hướng dẫn HS rút ra giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích – Ghi nhớ SGK tr.99

+Bản chất bất nhân, vì tiền: Đối xử với Kiều như món đồ vật đem bán, cân đong, đo đếm cả nhan sắc và tài hoa; trong tâm lí lạnh lùng, vô cảm trước gia cảnh của Kiều. Bản chất vì tiền trong hành động mặc cả đê tiện, keo kiệt: “Cò kè...thêm hai” gợi cảnh kẻ mua người bán đưa đẩy món hàng, túi tiền được cởi ra, thắt vào, nâng lên, đặt xuống.

*MGS hiện ra qua ngôn ngữ miêu tả trực diện của tác

giả; miêu tả bằng nét bút hiện thực, hoàn chỉnh cả về diện mạo và tính cách. Nhân vật được khắc hoạ cụ thể, sinh động đồng thời lại mang ý nghĩa khái quát về một loại người giả dối, vô học, bất nhân.

2.Hình ảnh Thuý Kiều:

Thuý Kiều tội nghiệp vì nàng là một món hàng đem bán: buồn rầu, tủi hổ, sượng sùng trong bước đi “ngại ngùng”, ê chề trong cảm giác “thẹn” trước hoa và “mặt dày” trước gương.

Càng tội nghiệp hơn khi nàng ý thức được nhân phẩm. Kiều đau khi nghĩ tới “nỗi mình” tình duyên dang dở; uất bởi “nỗi nhà” bị vu oan giá hoạ.

Bao trùm tâm trạng Kiều là sự đau đớn, tái tê “Thềm

hoa... lệ hoa mấy hàng”

3.Tấm lòng nhân đạo của tác giả:

-Thái độ khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người, đồng thời tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên con người (miêu tả MGS với cái nhìn mỉa mai, châm biếm, lên án: “trạc ngoại ...nhẵn nhụi... bảnh bao”).

-Cảm thương sâu sắc trước thực trạng con người bị hạ

thấp, bị chà đạp (nhà thơ hoá thân vào nhân vật để nói

lên nỗi đau đớn, tủi hổ của Thuý Kiều).

III/ Tổng kết: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bằng việc miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại để khắc hoạ tính cách nhân vật, tác giả đã bóc trần bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh, qua đó lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên sắc tài và nhân phẩm của người phụ nữ.

IV. Củng cố:

Nêu giá trị nghệ thuật, nội dung của đoạn trích.

Nhận xét về tính cách nhân vật MGS trong đoạn trích.

V. Dặn dò:

Học thuộc lòng đoạn trích.

Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.

Ngày soạn: 18.10.2008 Ngày dạy: 29.10.2008 Tiết 38-39

LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGAI.Mục tiêu cần đạt: I.Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm.

-Qua đoạn trích, hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật chính LVT, KNN.

-Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện.

II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan. HS: Trả lời câu hỏi SGK. HS: Trả lời câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ:

Đọc đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”.

Phân tích chân tướng Mã Giám Sinh trong đoạn trích.

3.Giới thiệu bài mới:

Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ1. Giới thiệu tác giả, tác

phẩm.

Cho HS đọc phần chú thích về tác giả, tác phẩm.

Em hãy rút ra những bài học lớn về con người Nguyễn Đình Chiểu. (HS trả lời, GV chốt lại những ý chính)

Truyện LVT được ra đời trong hoàn cảnh nào?

Thể loại tác phẩm ?

Tóm tắt cốt truyện.(SGK tr. 113). So sánh nhân vật LVT và cuộc đời NĐC (thiên tự truyện nhưng có sự

I/Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 1) Tác giả: Xem SGK tr. 112.

a. Nghị lực sống và cống hiến cho đời:

-NĐC bước vào đời đầy hăm hở và khát vọng như LVT. Bất hạnh ập đến thật khắc nghiệt: 26 tuổi đã tàn tật, công danh nghẽn lối, tình duyên trắc trở, quê nhà gặp buổi loạn li, lao đao chạy giặc, giang sơn chia cắt, nhân dân lầm than.

-NĐC không gục ngã trước số phận. Ông ngẩng cao đầu mà sống có ích cho đời đến hơi thở cuối cùng. Ông gánh vác cả ba trọng trách: thầy giáo, thầy thuốc, nhà thơ: làm việc hết mình, nêu gương sáng cho đời.

b. Lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Giữ vững lập trường kháng chiến, tìm đến căn cứ chống giặc, làm quân sư cho các lãnh tụ nghĩa quân, viết văn thơ khích lệ tinh thần chiến đấu.

-Khi quê nhà sa vào tay giặc, ông nêu cao khí tiết khiến kẻ thù phải kính nể. Ông sống thanh cao, trong sạch đến hơi thở cuối cùng.

2)Tác phẩm:

-khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX. Truyện thơ

Nôm, khoảng 2082 câu lục bát, có tính chất là truyện kể.

khác nhau ở phần kết).

Truyện LVT được kết cấu theo kiểu thông thường của các loại truyền thống xưa như thế nào? Đối với loại văn chương tuyên truyền đạo đức thì kiểu kết cấu đó có ý nghĩa gì?

-GV thuyết giảng nội dung chính của tác phẩm.

HĐ2: Tìm hiểu nhân vật LVT. Đọc đoạn trích.

Lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật LVT khi gặp bọn cướp đường như thế nào? (HS phát hiện, GV chốt lại).

Hãy phân tích những phẩm chất của LVT qua hành động đánh cướp.

Qua cách cư xử với KNN, em cảm nhận phẩm chất của LVT như thế nào?

Nhận xét chung về hình ảnh nhân vật LVT?

HĐ3.Tìm hiểu nhân vật KNN: Với tư cách là người chịu ơn, KNN trong đoạn trích này đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn như thế nào? Hãy phân tích điều đó qua ngôn ngữ, cử chỉ của nàng.

HĐ4. Tổng kết về nghệ thuật

Theo em, nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình, nội tâm hay hành

-Kết cấu chương hồi; ước lệ, khuôn mẫu; vừa phản ánh chân thực cuộc đời vốn đầy rẫy sự bất công vô lí vừa nói lên khát vọng ngàn đời của nhân dân ta: Ở hiền gặp lành, thiện thắng ác, chính thắng tà.

-Nội dung: Truyền dạy đạo lí làm người

+Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội.

+Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn, phò nguy.

+thể hiện khát vọng hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong đời.

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9 kì 1 (Trang 51 - 55)