HS: Trả lời câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ:
Tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.
Phân tích hình ảnh nhân vật Vũ Nương và nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ1:Tìm hiểu tác giả, tác phẩm:
-Cho biết tác giả của văn bản? Nêu những hiểu biết của em về t/g. -Em biết gì về “Vũ trung tuỳ bút”?
HĐ2:Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
GV đọc mẫu. Hướng dẫn HS đọc rõ ràng, chính xác. Gọi HS đọc lại. Nhận xét cách đọc của lớp.
Cho biết bố cục của văn bản. Nêu nội dung từng đoạn. *Bước 1:Tìm hiểu phần 1. Cho HS đọc thầm lại phần 1.
Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận được miêu tả thông qua những chi tiết nào?
Nhận xét về nghệ thuật miêu tả ở đây?
Tại sao kết thúc đoạn văn miêu tả
I.Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
-Phạm Đình Hổ. -Vũ trung tuỳ bút. (Xem SGK tr. 61-62).
II.Đọc- hiểu văn bản:
-“Khoảng năm ... bất tường”:Thói xa hoa của chúa Trịnh.
-Phần còn lại:Cách chúa & bọn hầu cận vơ vét của cải của dân chúng.
1/Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan
lại hầu cận trong phủ chúa:
-xây dựng đình đài liên tục.
-những cuộc dạo chơi của chúa: diễn ra thường xuyên, huy động rất đông người hầu hạ, bày đặt nhiều trò giải trí lố lăng, tốn kém.
-cướp đoạt những của quí trong thiên hạ về tô điểm cho nơi ở của chúa.
*Các sự việc đưa ra đều cụ thể, chân thực và khách
quan, không xen lời bình của tác giả, có liệt kê và cũng có miêu tả tỉ mỉ vài sự kiện để khắc hoạ ấn tượng.
này, tác giả lại nói: “...kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”?
*Bước 2: Tìm hiểu phần 2.
Gọi HS đọc đoạn văn còn lại.
Em hiểu thế nào là “nhờ gió bẻ măng”? (lợi dụng cơ hội để kiếm chác).Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa đã nhũng nhiễu dân bằng những thủ đoạn nào?
Nhận xét về những thủ đoạn của chúng?
Tại sao ở đoạn cuối bài, tác giả viết: “Nhà ta ở... cũng là vì cớ ấy”?
*Bước 3: Tìm hiểu thể loại tuỳ bút (câu hỏi dành cho HS khá và giỏi) Theo em, thể văn tuỳ bút trong bài có gì khác so với thể truyện mà em đã học ở bài trước?
HĐ 3: Luyện tập và kiểm tra.
Cho HS đọc bài Đọc thêm. Tìm hiểu ý của đoạn văn đó.
Những chi tiết gây ấn tượng mạnh về đời sống cơ cực của nhân dân thời loạn lạc, đói kém?
Liên hệ với bài đã học, hãy viết một đoạn văn trình bày những điều em nhận thức được và cảm xúc của mình.
bất tường”(điềm gỡ, điềm chẳng lành). Nó như báo
trước sự suy vong tất yếu của một triều đại. Và quả thực điều đó đã xảy ra.
2/Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa nhũng nhiễu vơ vét của dân:
-có chậu hoa cây cảnh, chim tốt, khiếu hay biên ngay chữ phụng thủ, đem lính đến lấy.
-hòn đá, cây cối to lớn: phá huỷ nhà tường. *ỷ thế nhà chúa mà hoành hành, tác oai tác quái. *tàn nhẫn, vừa ăn cướp vừa la làng. Đó là điều hết sức vô lí, bất công.
-Tác giả kể lại câu chuyện của gia đình mình: mẹ sai chặt đi một cây lê và hai cây lựu quí, rất đẹp trong vườn nhà mình để tránh tai hoạ. Cách dẫn dắt
câu chuyện như thế đã làm gia tăng đáng kể sức thuyết phục cho những chi tiết chân thực đồng thời làm cho cách viết thêm phong phú, sinh động (kín
đáo gửi gắm cảm xúc của tác giả).
3/Tìm hiểu thể loại tuỳ bút +Truyện:
-Hiện thực cuộc sống phản ánh thông qua số phận con người.
-cốt truyện gắn với hệ thống nhân vật
-cốt truyện được triển khai, nhân vật được khắc hoạ nhờ hệ thống chi tiết nghệ thuật.
-có chi tiết tưởng tượng, hoang đường.
+Tuỳ bút:
-ghi chép về những con người, sự việc cụ thể, có thực, qua đó bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, đánh giá. -ghi chép theo cảm hứng chủ quan nhưng vẫn theo một tư tưởng, cảm xúc chủ đạo.
-giàu chất trữ tình.
*Ghi nhớ: SGK tr. 63.
IV. Củng cố:
Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”.
V. Dặn dò: Học thuộc Ghi nhớ. Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn. Hoàn chỉnh phần Luyện tập.
Chuẩn bị bài mới và học vào tiết sau : “Hoàng Lê nhất thống chí”.
Ngày soạn: 10.9.2008 Ngày dạy: 17.9.2008 Tiết 23-24
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
I.Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS: Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước.
Hiểu sơ bộ về thể loại và giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực, sinh động.
II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.HS: Trả lời câu hỏi SGK. HS: Trả lời câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ:
Tóm tắt văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”.
Phân tích những chi tiết, sự việc thể hiện thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ chúa. Nêu giá trị nghệ thuật của văn bản.
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ1.Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
Nêu tác giả của văn bản? Em biết gì về tác phẩm?
Nêu vị trí đoạn trích trong VB? (GV tóm tắt đôi nét về hồi 12, 13 trước khi tìm hiểu đoạn trích).
HĐ 2.Đọc và tìm hiểu văn bản: -GV đọc. Gọi HS đọc theo h/dẫn: +Phân biệt lời đối thoại, lời tự sự +Lời vua Quang Trung dõng dạc. -Tìm đại ý và bố cục văn bản.
-Phân tích hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ:
Qua đoạn trích tác phẩm, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ như thế nào?
I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
-Ngô gia văn phái:
-Hoàng Lê nhất thống chí (SGK tr. 70) -Hồi thứ mười bốn.
II/Đọc và tìm hiểu văn bản:
-đại ý: Viết về sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh.
-bố cục:3 phần:
1.“Nhắc lại...Mậu Thân 1788”:Được tin báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, N Huệ lên ngôi hoàng đế & thân chinh cầm quân diệt giặc.
2.“Vua Quang Trung...kéo vào thành”:
Cuộc hành quân thần tốc & chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.
3. Phần còn lại: Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh & tình trạng thảm hại của vua tôi LCT.
1)Hình tượng người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ
-con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán (định thân chinh cầm quân đi ngay, từ 24-11 đến 30-12 làm được nhiều việc lớn).
-trí tuệ sáng suốt, sâu xa, nhạy bén:
+sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc & thế tương quan chiến lược giữa ta & địch (phân tích lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An: bài hịch rất ngắn gọn mà
Em hãy tóm tắt cuộc hành quân thần tốc của Nguyễn Huệ.
Nhận xét chung về nhân vật Quang Trung?
Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc này?
-Phân tích sự thảm bại của bọn quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống:
Trong lúc QT tiến quân ra Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị và vua Lê đã làm gì?
Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh được miêu tả như thế nào?
Số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống được phản ánh ra sao?
Em có nhận xét gì về lối văn trần
ý tứ thật phong phú, sâu xa, có tác động kích thích lòng yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc). +sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người (hiểu sở trường, sở đoản các tướng sĩ; khen chê đúng người, đúng việc...Sở, Lân...)
-Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng (phương lược tiến đánh đã có tính sẵn; kế hoạch ngoại giao sau 10 năm...)
-tài dụng binh như thần (cuộc hành quân thần tốc vào Thăng Long trước hoạch định hai ngày.)
-Hình ảnh lẫm liệt trong chiến trận (phân tích hình ảnh vua Quang Trung trong trận đánh đồn Ngọc Hồi
*Hình ảnh người anh hùng được khắc hoạ khá đậm nét, có tính cách quả cảm, mạnh mẽ, có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, có tài dụng binh như thần, là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.
*Quan điểm phản ánh hiện thực của các tác giả là tôn
trọng sự thật lịch sử và ý thức dân tộc ở các trí thức
nên đã viết thực và hay về nhân vật Quang Trung.
2) Sự thảm bại của bọn quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống: vua tôi Lê Chiêu Thống:
-Quân tướng nhà Thanh: +Sầm Nghi Đống thắt cổ chết.
+Tôn Sĩ Nghị: “sợ mất mật... trước qua cầu phao”. +Quân:lúc lâm trận “rụng rời sợ hãi; bỏ chạy tán loạn,
giày xéo lên nhau mà chết; hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa; đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi”.
-Vua tôi Lê Chiêu Thống:
Lê Chiêu Thống và những bề tôi trung thành của ông ta vì mưu lợi ích riêng của dòng họ mà đem vận mệnh của cả dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược. Bọn chúng phải chịu số phận bi thảm của kẻ vong quốc. (chạy gấp ...
gặp chiếc thuyền.. cướp lấy... luôn mấy ngày không ăn... nghe tin quân Tây Sơn đã đuổi đến nơi... cuống quít... chạy gấp lên cửa ải; các viên quan khác cũng lục tục theo đến than thở, oán giận ).
*kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động, cụ thể, gây được ấn tượng mạnh.
thuật ở đây?
-So sánh hai đoạn văn miêu tả hai cuộc tháo chạy của quân Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống. Hãy giải thích vì sao có sự khác nhau đó?
HĐ3. Luyện tập và kiểm tra. -Tóm tắt phần trích.
-Viết đoạn văn ngắn theo yêu cầu SGK
3) So sánh hai đoạn văn miêu tả :
(tả thực, chi tiết cụ thể nhưng âm hưởng lại rất khác nhau).
-Đoạn văn trên nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả; ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứa vẻ hả hê, sung sướng của những kẻ thắng trận trước sự thảm bại của lũ cướp nước.
-Đoạn dưới nhịp điệu có chậm hơn; tác giả dừng lại miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi LCT, cuộc tiếp đãi thịnh tình của kẻ bề tôi... âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót.
*Ghi nhớ SGK
Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả đã tái hiện chân thực hình ảnh Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh; sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
IV. Củng cố:
Nêu giá trị nội dung phần trích.
Em có nhận xét gì về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ?
Quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống đã thất bại như thế nào?
V. Dặn dò:
Tóm tắt phần trích vừa học.
Hoàn chỉnh phần Luyện tập vào vở soạn.
Chuẩn bị bài mới: Truyện Kiều của Nguyễn Du. Tiết 25: TV: Sự phát triển của từ vựng (t.t)
Ngày soạn: 13.9.2008 Ngày dạy: 20.9.2008 Tiết 25
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (tiếp theo)I.Mục tiêu cần đạt: I.Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS nắm được ngoài việc phát triển nghĩa của từ ngữ, từ vựng của một ngôn ngữ có thể phát triển bằng cách tăng thêm về số lượng các từ ngữ nhờ:
-Tạo thêm từ ngữ mới.
-Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.HS: Trả lời câu hỏi & bài tập SGK. HS: Trả lời câu hỏi & bài tập SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ:
Nêu nhận xét của em về sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ. (Nêu các phương thức chủ yếu trong sự phát triển của từ ngữ. Cho ví dụ) Làm bài tập 3,4,5 SGK tr.57.
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ1.Tìm hiểu mục I.
Bước 1. GV hướng dẫn HS tìm những từ
ngữ mới được cấu tạo trong thời gian gần đây trên cơ sở các từ: điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ và giải thích nghĩa của những từ ngữ đó. (HS giải thích, GV nghe và sửa).
Bước 2: GV hướng dẫn HS tìm những từ
mới được cấu tạo theo mô hình x+ tặc (như không tặc, hải tặc...). Giải thích nghĩa của các từ mới được tạo nên?
Bước 3: Hệ thống hoá kiến thức.
Em có nhận xét gì khi cấu tạo thêm từ ngữ mới?
HĐ 2. Tìm hiểu mục 2.
Bước 1: GV hướng dẫn HS tìm những từ Hán Việt có trong hai đoạn trích.
Bước 2: Trả lời câu hỏi mục II.2
Những từ nào dùng để chỉ những khái niệm nêu ra ở điểm (a) và (b)?
Những từ này có nguồn gốc từ đâu? Bước 3: Hệ thống hoá kiến thức.
?Từ các ví dụ trên, ta thấy sự phát triển từ vựng mới nhờ vào nguồn nào?
Gọi HS đọc Ghi nhớ SGK tr. 74. HĐ 3: Hướng dẫn HS làm bài tập. I. Tạo từ ngữ mới: -điện thoại di động. -kinh tế trí thức. -đặc khu kinh tế. -sở hữu trí tuệ.
-Lâm tặc: kẻ cướp tài nguyên rừng.
-Tin tặc: kẻ dùng kĩ thuật thâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy tính của người khác để khai thác hoặc phá hoại.
Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên cũng là một cách để phát triển vốn từ vựng tiếng Việt.