Trong doanh nghiệp nhà n−ớc có cổ phần, phần góp vốn chi phối (50% sở hữu trở lên), thì Nhà n−ớc có quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó (Khoản 5 Điều 3 Luật DNNN 2003) Và “Quyền chi phối đối vớ

Một phần của tài liệu thời điểm cho sự thay đổi (Trang 34 - 35)

III. Công ty trách nhiệm hữu hạn

36 Trong doanh nghiệp nhà n−ớc có cổ phần, phần góp vốn chi phối (50% sở hữu trở lên), thì Nhà n−ớc có quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó (Khoản 5 Điều 3 Luật DNNN 2003) Và “Quyền chi phối đối vớ

quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó (Khoản 5 Điều 3 Luật DNNN 2003). Và “Quyền chi phối đối với doanh nghiệp là quyền định đoạt đối với điều lệ hoạt động, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý chủ chốt, việc tổ chức quản lý và các quyết định quan trọng khác của doanh nghiệp đó” (Khoản 8 Điều 3 Luật DNNN 2003).

112. Điều 53 Luật Doanh nghiệp đã quy định đ−ợc phần lớn các quyền cơ bản của cổ đông phổ thông. Các quyền đ−ợc quy định đều t−ơng thích với các thông lệ tốt nhất t−ơng ứng. Tuy vậy, so với các bộ thông lệ tốt nhất về quản trị công ty và các vấn đề thực tế phát sinh, về quyền của cổ đông còn có một số khiếm khuyết.

113. Các cổ đông không đ−ợc cung cấp, không có quyền tiếp cận đến tất cả các thông tin, hồ sơ, tài liệu của công ty. Các cổ đông không đ−ợc bảo đảm quyền xem xét sổ sách kế toán, biên bản họp đại hội cổ đông, hội đồng quản trị và các thông tin quan trọng khác làm cơ sở để quyết định đầu t−. Ngoài ra, Điều 93 có đề cập đến tóm tắt báo cáo tài chính, nh−ng không quy định cụ thể nội dung phải có của tóm tắt báo cáo tài chính. Không có quyền tiếp cận đến thông tin đầy đủ và kịp thời về việc công ty sẽ làm tăng rủi ro cho các cổ đông, nhất là cổ đông thiểu số; đồng thời, gây thêm khó khăn cho họ trong bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình ở công ty.

114. Cổ đông chỉ đ−ợc quyền tiếp cận thông tin về mình trong Sổ đăng ký cổ đông và Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng. Chỉ cổ đông hoặc nhóm cổ đông có sở hữu 10% cổ phần trở lên mới đ−ợc quyền xem và nhận bản sao hoặc trích lục danh sách cổ đông có quyền dự họp. Quy định nói trên là ch−a công bằng; đã ngăn chặn các cổ đông nhỏ, thiểu số bàn bạc, trao đổi, tập hợp thành nhóm để biểu quyết cùng nhau bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Nói cách khác, việc hạn chế nói trên đã làm cho cổ đông nhỏ, thiểu số đã yếu lại càng yếu hơn (nếu đã phân tán, thì sẽ còn phân tán hơn).

115. Khoản 2 Điều 53 đã chú ý đến một số quyền của cổ đông thiểu số. Cụ thể là, cổ đông hoặc nhóm cổ đông có sở hữu 10% cổ phần phổ thông (hoặc tỷ lệ nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định) trong thời hạn 6 tháng liên tục có quyền: (i) đề cử ng−ời vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; (ii) yêu cầu triệu tập họp đại hội đồng cổ đông; (iii) xem, nhận bản sao hoặc trích lục danh sách cổ đông có quyền tham dự họp đại hội đồng cổ đông; và (iv) kiến nghị nội dung ch−ơng trình họp Đại hội đồng cổ đông (Khoản 2 Điều 73). Các quy định nói trên nhằm mục đích vừa tạo thêm điều kiện và công cụ bảo vệ lợi ích cổ đông thiểu số, vừa ngăn ngừa nguy cơ cổ đông thiểu số lạm dụng gây nhiễu, thậm chí làm hại đến lợi ích của công ty và của các cổ đông khác.

116. Quyền đề cử ng−ời vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát là tạo điều kiện để cổ đông thiểu số có đại diện trong các cơ quan quản lý công ty. Tuy vậy, Luật ch−a quy định nguyên tắc xác định số l−ợng mà họ đ−ợc đề cử; ngoài nhóm cổ đông này, thì còn ai khác đ−ợc để cử ng−ời vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; liệu có thứ tự −u tiên trong lựa chọn danh sách cuối cùng các ứng cử viên tr−ớc khi bầu chính thức? v.v...37 117. Quyền yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đông của nhóm cổ đông thiểu số chỉ giới hạn trong các tr−ờng hợp: (i) HĐQT vi phạm nghĩa vụ của ng−ời quản lý, hoặc ra quyết định v−ợt quá thẩm quyền (Điểm b Khoản 2 Điều 71)38. Ngoài ra, Luật ch−a quy định rõ hình thức và nội dung của yêu cầu, thời hiệu thực hiện yêu cầu. Hạn chế nói trên đã góp phần gây ra 2 hệ quả trái ng−ợc nhau trên thực tế. Trong một số tr−ờng hợp, cổ đông thiểu số đã không tìm đ−ợc cách sử dụng quyền của mình một cách có hiệu quả; hoặc nhóm cổ đông thiểu số (với sự hỗ trợ của một số công chức nhà n−ớc) đã sử dụng công cụ này “gây áp lực” thay đổi HĐQT nhằm đạt đ−ợc ý đồ và mục đích riêng của họ.

Một phần của tài liệu thời điểm cho sự thay đổi (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)