Trừ tr−ờng hợp mua lại cổ phần theo tỷ lệ cổ phần của từng cổ đông trong công ty.

Một phần của tài liệu thời điểm cho sự thay đổi (Trang 39 - 40)

III. Công ty trách nhiệm hữu hạn

47 Trừ tr−ờng hợp mua lại cổ phần theo tỷ lệ cổ phần của từng cổ đông trong công ty.

136. Quy định này, một mặt, tạo điều kiện cho công ty cơ cấu lại nguồn vốn kinh doanh, hoàn trả một phần vốn sở hữu cho cổ đông, nhất là khi công ty chỉ đ−ợc trả cổ tức cho cổ đông, khi kinh doanh có lãi; mặt khác, ngăn ngừa khả năng cổ đông đa số lạm dụng “mua lại cổ phần” để rút vốn công ty phục vụ cho lợi ích riêng. Trong điều kiện các quy định pháp luật nói chung còn kém hiệu lực, mục đích nói trên ch−a chắc đã đ−ợc thực hiện một cách đầy đủ.

137. Việc giao thẩm quyền HĐQT quyết định mua lại cổ phần trong giới hạn 10% số cổ phần đã phát hành có thể tạo nguy cơ gây thiệt hại cho công ty, cho cổ đông thiểu số và chủ nợ. Xác xuất xảy ra có thể lớn trong hoàn cảnh của n−ớc ta, khi trong hầu hết các công ty, thành viên HĐQT đồng thời là những cổ đông lớn. Trong tr−ờng hợp công ty gặp khó khăn, hoặc tiềm năng phát triển của công ty đã “tới hạn”, các cổ đông lớn (những ng−ời trong cuộc) hiểu rõ đ−ợc tình thế và từng b−ớc rút vốn khỏi công ty thông qua việc công ty mua lại cổ phần. Họ có thể làm điều đó bằng việc quyết định mua lại cổ phần trong một số đợt, mỗi đợt không quá 10% số cổ phần đã phát hành. Hạn chế quy định tại Điều 6648 có lẽ ch−a đủ để ngăn chặn khả năng lạm dụng này.

138. Nh− trên đã nói, quy định công ty mua lại cổ phần của từng cổ đông theo tỷ lệ t−ơng ứng với tỷ lệ cổ phần của họ trong công ty về thực chất là công cụ để công ty hoàn trả lại một phần vốn chủ sở hữu cho cổ đông; và sau khi “mua lại” cơ cấu sở hữu và cơ cấu quyền lực trong công ty hoàn toàn không thay đổi. Tuy vậy, quy định này chỉ hợp lý và có thể thực hiện đ−ợc đối với công ty quy mô nhỏ, số cổ đông không nhiều, và có thể họ đều quen biết nhau. Đối với các công ty lớn, nhiều cổ đông, nhất là công ty niêm yết, quy định này không hợp lý và kém hiệu lực. Và do đó, việc thực hiện trên thực tế có thể bị lạm dụng và không công bằng đối với các cổ đông. Một số cổ đông có cơ hội bán cổ phần; còn số khác có thể không có cơ hội để làm điều đó.

139. Sổ đăng ký cổ đông có thể coi nh− tài liệu gốc xác nhận, l−u giữ thông tin về sở hữu công ty. Điều 60 Luật Doanh nghiệp đã quy định những nội dung cơ bản bắt buộc phải có trong Sổ đăng ký cổ đông. Chỉ khi các thông tin nh− quy định của ng−ời nắm giữ cổ phần của công ty đ−ợc ghi vào Sổ cổ đông, thì ng−ời đó mới đ−ợc thừa nhận là cổ đông của công ty, và đ−ợc h−ởng các quyền và lợi ích theo Luật định.

140. Khác với Sổ đăng ký thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Sổ đăng ký cổ đông không đ−ợc đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. Và vì vậy, việc thay đổi cổ đông, chuyển nh−ợng cổ phần không cần phải đăng ký, mà chỉ cần ghi đủ và đúng thông tin cần thiết t−ơng ứng vào Sổ đăng ký cổ đông. Điểm lợi ở đây là sự linh hoạt, giảm đ−ợc chi phí trong việc lập, l−u giữ Sổ đăng ký cổ đông, cũng nh− đối với chuyển nh−ợng cổ phần và thay đổi cổ đông.

141. Tuy vậy, qua thực tế, ng−ời đầu t− đã có một số lo ngại. Tr−ớc hết, họ lo ngại về việc quyền sở hữu của họ không đ−ợc bảo đảm một cách chắc chắn. Ng−ời chịu trách nhiệm “quản lý” có thể chậm trễ, cố tình sai lệch hoặc từ chối thực hiện “đăng ký cổ đông” cho họ. Nếu điều nh− vậy xảy ra, thì quyền và lợi ích hợp pháp của họ sẽ bị vi phạm một cách nghiêm trọng. Trong khi hệ thống giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm còn yếu kém, thì lo ngại nói trên là có căn cứ. Trên thực tế, nh− đã nói trên, ở một số công ty HĐQT đã từ chối đăng ký chuyển nh−ợng cổ phần và đăng ký thay đổi cổ động. Những khiếm khuyết nói trên phần nào tác động không tốt đến môi tr−ờng kinh doanh, không khuyến khích phát triển góp vốn, mua cổ phần nh− một hình thức đầu t−.

Một phần của tài liệu thời điểm cho sự thay đổi (Trang 39 - 40)