Tiến trình tiết dạy: a Kiểm tra bài cũ (5’).

Một phần của tài liệu bài soan giáo án địa 6 đúng chương trìnhcủa Bộ GD-ĐT (Trang 90 - 94)

I. Ôn tập lý thuyết 1 Vị trí hình dạng và kích thước

3) Tiến trình tiết dạy: a Kiểm tra bài cũ (5’).

a. Kiểm tra bài cũ (5’).

Nhiệt độ trung bình ngày, tháng, năm. Đáp án:

Thời tiết

Xảy ra ở 1 địa phương trong thời gian ngắn

Khí hậu

Xảy ra ở 1 địa phương trong thời gian dài

- Tính nhiệt độ trung bình ngày : Trung bình cộng số lần đo trong ngày.

b. Giảng bài mới (35’)

Giới thiệu bài (1’): Ngoài nhiệt độ ra, khí áp và gió cũng là những yếu tố khí tượng quan trọng của thời tiết và khí hậu. Trong bài học hôm nay chúng ta nghiên cứu về yếu tố khí áp và gió.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

- Giới thiệu:

(?) Cho biết chiều dày của khí quyển? (60.000km)

(?) Ở độ cao 16 km sát mặt đất thì mật độ không khí như thế nào? (Dày đặc)

(?) Không khí có trọng lượng không?

(Tuy nhẹ nhưng vẫn có trọng lượng). Cứ 1m3 không khí nặng 1,3 kg. Vì lớp vỏ khí dày tới 60.000 km nên nó càng tạo nên một sức ép lớn. Sức ép đó gọi là khí áp. (? ) Khí áp là gì? (?) Dụng cụ đo khí áp là gì? - Khí áp kế có 2 loại: + Khí áp kế thuỷ ngân + Khí áp kế kim loại

(?) Khí áp trung bình của khí quyển?

1) Khí áp, các đai khí áp trên trái đất.

a) Khí áp:

Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt trái đất.

- Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt trái đất.

- Dụng cụ đo khí áp là khí áp kế.

- Khí áp trung bình = 1at (at môt phe) =

- Nếu khí áp cao: có trị số > 1at (>760mmHg) - Nếu khí áp thấp: có trị số < 1at (<760mmHg) +Học sinh xem khí áp kế

-Để biết trên bề mặt trái đất có các đai khí áp nào, nội dung phần (b).

+ Trên bề mặt trái đất, khí áp phân bổ thành các đai khí áp thấp theo vĩ độ.

+ Quan sát hàng 50 (SGK) cho biết:

(?) Các đai khí áp thấp (T) nằm ở vĩ độ nào? - Học sinh lên bảng chỗ hình 50 phóng to trình bày -> nhận xét.

- Giải thích:

* Ở xích đạo quanh năm nóng -> không khí nở ra -> Áp thấp

* Không khí nóng ở Xích đạo bốc lên cao -> toả 2 bên, đến vĩ tuyến 300 Bvà N -> chìm xuống đè lên khối không khí tại chỗ -> Áp cao.

* Luồng không khí từ cực về, từ chí tuyến lên gặp nhau ở vĩ tuyến 600 B và N -> bốc lên cao -> khí áp thấp.

* Ở 2 cực quanh năm lạnh, không khí co lại, chùm xuống -> Áp cao.

HĐ2: Gió và các hoàn lưu.

(?) Em hiểu thế nào là gió ?

760mmHg b) Các đai khí áp trên bề mặt trái đất. - Dọc vĩ độ 00 có đai áp tháp gọi là áp thấp xích đạo. - Dọc vĩ độ 300 có đai áp cao gọi là áp cao cận chí tuyến. - Dọc vĩ độ 600 có đai áp thấp gọi là áp thấp ôn đới. - Khu vực vĩ độ 900 có khí áp cao địa cực. 2. Gió và các hoàn lưu khí quyển.

- Không khí luôn luôn chuyển động, các khối khí luôn di chuyển, chịu ảnh hưởng của bề mặt trái đất -> có thể thay đổi tính chất (lạnh – nóng và ngược lại)

- Đó là nguyên nhân sinh ra gió.

+ Quan sát H51 SGK.

- GV mô tả : Hoàn lưu khí quyển trên hình vẽ.

(?) Cho biết trên trái đất có các loại gió chính nào ?

- Quan sát H51 SGK. Cho biết: Hướng thổi của các loại gió. - GV chia nhóm/ 3 tổ/ 3 nhóm/ 3 gió. Nhóm 1: Gió Đông cực. Nhóm 2: Gió Tây cực. Nhóm 3: Gió tín phong. - HS dùng bảng nhóm để tổng hợp kiến thức. động của không khí từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp.

+ Không khí luôn luôn chuyển động từ nơi khí áp cao -> Khí áp thấp. Sự chuyển động của không khí sinh ra gió. + Khi sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và khí áp thấp tạo thành các hệ thống gió thổi vòng tròn => hoàn lưu khí quyển.

- Gió đông cực. - Gió Tây ôn đới. - Gió tín phong.

- Treo bảng nhóm -> nhận xét. - GV chốt kiến thức bằng bảng phụ.

Loại gió Thổi từ khu áp đến khu áp nào.

Đông cực. Tây ôn đới Tín phong

Thổi từ áp caocực địa trên hạ áp ôn đới. Thổi từ áp cao chí tuyến đến hạ áp ôn đới. Thổi từ áp cao chí tuyến đến áp thấp xích đạo.

(?) Tại sao hướng gió bị lệch về bên phải/ trái ? (Do sự vận động tự quay quanh trục của trái đất nên các vật chuyển động trên bề mặt trái đất bị lệch hướng.)

+ HS đọc ghi nhớ/60. c. Củng cố (3’)

- GV hệ thồng bài.

- Khái niệm gió, nguyên nhân sinh ra gió.

- Mô tả sự phân bố các đai khí áp trên trái đất và các loại gió. d. Câu hỏi và bài tập (1’)

- Học bài, làm bài tập.

- Vẽ hình trái đất, các đai khí áp cao, thấp và các loại gió (hình 50, 51)

Ngày dạy : 16/2/2009

Tiết 24 – Bài 20 :

Một phần của tài liệu bài soan giáo án địa 6 đúng chương trìnhcủa Bộ GD-ĐT (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w