II. CÁC CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3. Về bảo vệ môi trường
- Nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về bảo vệ môi trường đã được nâng lên.
Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể và người dân đã có những chuyển biến tích cực; bảo vệ môi trường được đưa vào chương trình giáo dục, đào tạo các cấp học, tuyên truyền trên phương tiện truyền thông. Báo cáo đánh giá, kiểm điểm, kế hoạch, chương trình hoạt động của nhiều cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể đã đề cập đến công tác bảo vệ môi trường. Đã xuất hiện nhiều gương tốt điển hình trong công tác bảo vệ môi trường.
- Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường được hình thành về cơ bản; tổ chức bộ máy và nguồn lực cho bảo vệ môi trường có bước đượctăng cường.
Từ năm 1991, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch Quốc gia về Môi trường và Phát triển bền vững giai đoạn 1991 - 2000. Tiếp sau đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia giai đoạn đến năm 2010, đến năm 2020 và các chiến lược có liên quan8.
Hệ thống pháp luật, chính sách về bảo vệ môi trường được hình thành về cơ bản, từng bước hoàn thiện với 2 bộ luật cơ bản: Luật Bảo vệ môi trường và Luật Đa dạng sinh học. Nhiều bộ luật liên quan9 cũng có các quy định về bảo vệ các thành phần môi trường.
Bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được thiết lập từ Trung ương đến địa phương, từng bước được kiện toàn; lực lượng cảnh sát môi trường được thành lập và đi vào hoạt động. Nhà nước đã dành 1% tổng chi ngân sách hàng năm cho các hoạt động sự nghiệp môi trường; ban hành một số cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực trong xã hội, vốn vay, tài trợ của các tổ chức quốc tế, Chính phủ các nước cho bảo vệ môi 5 Giai đoạn 2001-2010, cả nước đã khai thác đưa vào sử dụng khoảng 5,6 triệu ha.