1. Tiếp tục thực hiện các nghị quyết, kết luận của các hội nghị Trung ương về vấn đề này vấn đề này
Tiếp tục quán triệt và kiên trì thực hiện các quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu và định hướng về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công đã ghi trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khoá VIII và các Kết luận Hội nghị Trung ương 8 khoá IX, Hội nghị Trung ương 6 khoá X và Hội nghị Trung ương 5 khoá XI. Trên cơ sở đó, thống nhất nhận thức trong Đảng, trong xã hội và có quyết tâm chính trị cao trong việc ban hành và thực hiện chính sách, nhất là việc đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính và tiền lương của khu vực sự nghiệp công lập phù hợp với kinh tế thị trường.
2. Tách Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công thành 3 đề án đãi người có công thành 3 đề án
Ban cán sự đảng Chính phủ khẩn trương chuẩn bị trình Trung ương vấn đề này thành 3 Đề án :
Đề án cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.
Đề án cải cách chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp.
Khi nghiên cứu xây dựng các đề án, cần chú ý mối quan hệ và tương quan về tiền lương, phụ cấp, trợ cấp của các đối tượng trong các đề án và phải theo lộ trình hợp lý, khi có đủ điều kiện đảm bảo để thực hiện.
2.1- Đề án cải cách chính sách bảo hiểm xã hội
Chính sách bảo hiểm xã hội gồm: bảo hiểm xã hội bắt buộc (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất); bảo hiểm xã hội tự nguyện (hưu trí, tử tuất); bảo hiểm thất nghiệp (trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm); trong đó, việc điều chỉnh lương hưu được xem xét tương quan khi điều chỉnh tiền lương người đang làm việc.Theo quy định tại Điều 53 của Luật Bảo hiểm xã hội, lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế; tuy nhiên lương hưu đều được xem xét điều chỉnh gắn với điều chỉnh tiền lương của người đang làm việc, có thời điểm lương hưu còn được điều chỉnh trước và cao hơn mức tăng lương của cán bộ công chức dẫn đến mức thực hưởng cao hơn mức đóng, làm cho việc cân đối ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội gặp khó khăn, nguy cơ mất cân đối bảo hiểm xã hội trong thời gian dài hạn32.
Chính sách bảo hiểm xã hội là một trong những trụ cột an sinh xã hội của Nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc: Mức hưởng bảo hiểm xã hội được xác định trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội; lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng chỉ số giá sinh hoạt và mức tăng trưởng của nền kinh tế,…Để thực hiện định hướng cải cách nêu tại Nghị quyết số 15 – NQ/TW ngày 01 tháng 6 năm 2012, Hội nghị Trung ương 5 khóa XI về “ một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020” và Kết luận số 23- KL/TW ngày 29 tháng 5 năm 2012, cần phải nghiên cứu về: đối tượng tham gia bảo hiểm, tuổi nghỉ hưu, mức đóng, mức và điều kiện hưởng tương quan giữa đóng – hưởng bảo hiểm xã hội, đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội…để có các giải pháp cân đối quỹ trong dài hạn.
Vì vậy, cần phải tách việc nghiên cứu chính sách bảo hiểm xã hội thành một Đề án riêng để làm căn cứ trình quốc hội ban hành Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi cho phù hợp. Điều chỉnh lương hưu theo định hướng trên và độc lập tương đối với điều chỉnh tiền lương của người đang làm việc.
2.2- Đề án cải cách chính sách trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng mạng
Chính sách ưu đãi người có công gồm trợ cấp ưu đãi hàng tháng, trợ cấp một lần và các chính sách khác nhau như nhà ở, bảo hiểm y tế, việc làm,…được xác định trên cơ sở sự cống hiến và công lao đóng góp của tưng trường hợp cho cách mạng, tình trạng suy giảm khả năng lao động và hoàn cảnh cụ thể của từng đối tượng người có công; 32 Theo dự báo của Tổ chức lao động quốc tế nếu theo chính sách hiện hành thì quỹ hưu trí của Việt Nam đến năm 2023 có số thu chỉ đủ chi trong năm, các năm sau để đảm bảo khả năng chi trả của quỹ phải lấy từ nguồn kết dư của quỹ và đến năm 2009 thì quý hưu trí hoàn toàn cạn kiệt và mất khả năng chi trả.
trong đó chỉ có được mức trợ cấp ưu đãi hàng tháng đối với người có công được xem xét tương quan khi điều chỉnh tiền lương người đang làm việc.
Theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi với người có công thì mức chuẩn về trợ cấp ưu đãi hàng tháng đối với người có công (tương ứng mức trợ cấp tuất 01 liệt sỹ) được xây dựng theo mức tiêu dùng bình quân toàn xã hội do Tổng cục Thống kê công bố.
Cả nước có 8,8 triệu lượt người có công hưởng chế độ ưu đãi, chiếm khoảng 10% dân số, trong đó có khỏang 7,4 triệu người đã được giải quyết chế độ trợ cấp 01 lần, số còn lại khoảng 1,4 triệu người đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng. Ngoài ra, các đối tượng này còn được hưởng các chế độ ưu đãi về y tế, giáo dục, hỗ trợ nhà, đất, tín dụng, thuế, lao động, việc làm…, đã góp phần ổn định và nâng cao đời sống cho người có công và gia đình. Tuy nhiên, mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp ưu đãi hàng tháng còn thấp, chưa tương ứng với mức tiêu dùng bình quân toàn xã hội theo quy định tại Pháp lện ưu tđãi người có công với cách mạng33.
Vì vậy, cần phải tách việc nghiên cứu toàn diện các chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng thành một Đề án riêng theo hướng:
- Ưu đãi người có công với cách mạng là trách nhiệm, tình cảm của Nhà nước và toàn xã hội, cần tiếp tục chăm lo đời sống vật chất và tinh thần người có công; Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, gắn việc thực hiện chính sách huy động các nguồn lực của xã hội tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa để góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người có công.
- Ngân sách nhà nước tiếp tục bố trí kinh phí để thực hiện các chính sách ưu đãi về nhà ở, y tế, giáo dục đào tạo theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp ưu đãi người có công độc lập tương đối với điều chỉnh tiền lương của người đang làm việc và độc lập với điều chỉnh lương hưu. Trợ cấp ưu đãi hàng tháng đối với người có công được tính theo mức chuẩn, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách nhà nước để sớm điều chỉnh mức trợ cấp đạt được mức chuẩn.
2.3- Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp
Chính sách tiền lương thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động; tiến tới đảm bảo cho cán bộ, công chức sống được bằng tiền lương ở mức trung bình khá so với mặt bằng của thị trường lao động; coi chi tiền lương là chi đầu tư trực tiếp cho con người, đầu tư cho phát triển. Trên cơ sở đó, nghiên cứu tốc độ tăng tiền lương; quan hệ lương 33 Năm 2012, mức chuẩn là 1.110.000 đồng/người/tháng, bằng 69,3% mức tiêu dùng bình quân toàn xã hội; các chế độ ưu đãi khác như: nhà ở,y tế, giáo dục, việc làm, tín dụng, thuế…đang tiếp tục được triển khai toàn diện và sâu rộng;còn khoảng 125.000 hộ gia đình chính sách đặc biết khó khăn về nhà ở; trong tổ chức thực hiện chính sách cũng còn một số hạn chế như còn hồ sơ tồn đọng, man khai thành tích, làm giả hồ sơ để hưởng chế độ.
tối thiểu – trung bình – tối đa; hệ thống thang, bảng, ngạch, bậc lương và các chế độ phụ cấp phù hợp với điều kiện và tình hình mới; giảm tối đa bất hợp lý tương quan tiền lương và thu nhập giữa các khu vực ngành nghề. Từ nay đến năm 2014 (khi chưa thông qua Đề án), quy định “mức lương cơ sở” thay cho “mức lương tối thiểu chung” và từng bước điều chỉnh trên cơ sở xem xét tương quan với mức lương tối thiểu vùng của khu vực doanh nghiệp, khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế; không bổ sung thêm các loại phụ cấp ưu đãi, trách nhiệm, đặc thù theo ngành, nghề; điều chỉnh lại các loại phụ cấp cho hợp lý.
Tiền lương của khu vực doanh nghiệp thực hiện theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của nhà nước, đảm bảo quyền tự chủ của doanh nghiệp trong việc xác định, quyết định tiền lương dựa trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp.
Vì vậy chính sách tiền lương cần được nghiên cứu độc lập với chính sách bảo hiểm xã hội và chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
Tuy nhiên, ba Đề án nêu trên được nghiên cứu độc lập tương đối, nhưng sẽ được xem xét trong mối tương quan giữa các đối tượng và bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Đảng và Nhà nước.