Về ứng phó với biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu Bài giảng nghị quyết tư7 khóa XI chính thức (Trang 32)

II. HẠN CHẾ, YẾU KÉM

1. Về ứng phó với biến đổi khí hậu

- Nhận thức về biến đổi khí hậu chưa đầy đủ, chưa thống nhất về nguy cũng như cách thức ứng phó.

Hiểu biết, nhận thức về biến đổi khí hậu còn chung chung; chưa đánh giá đầy đủ tác động của biến đổi khí hậu theo vùng, miền, lĩnh vực.

-Hệ thống chính sách, pháp luật, tổ chức bộ máy, nhân lực về ứng phó với biến đổi khí hậu hình thành còn chậm, nguồn lực hạn chế.

Chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu mới bước đầu được hình thành, chưa có hệ thống và thiếu đồng bộ, chưa rõ hướng đi và lộ trình. Các quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính còn phân tán; các quy định về thích ứng chủ yếu về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Phần lớn quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, lĩnh vực, địa phương chưa được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến của biến đổi khí hậu.

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước mới được thiết lập ở Trung ương với đội ngũ cán bộ còn mỏng, chưa đáp ứng về chuyên môn, nghiệp vụ.

Nguồn lực đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ so với nhu cầu. Công tác nghiên cứu khoa học cơ bản về biến đổi khí hậu còn yếu.

- Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu thiếu đồng bộ, chưa đạt kết quả như yêu cầu của thực tiễn.

Năng lực cảnh báo, dự báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu chưa đáp ứng yêu cầu. Mặc dù đã được quan tâm đầu tư trong thời gian gần đây, nhưng hệ thống mạng 14 Khoảng 52% số hộ gia đình nông thôn có công trình vệ sinh đạt yêu cầu (năm 2003 xấp xỉ 30%); tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 79% (năm 2003 là 40%); tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch đạt 80%.

Một phần của tài liệu Bài giảng nghị quyết tư7 khóa XI chính thức (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w