Cả nước có trên 70 triệu thửa đất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Bài giảng nghị quyết tư7 khóa XI chính thức (Trang 34 - 39)

II. HẠN CHẾ, YẾU KÉM

21Cả nước có trên 70 triệu thửa đất nông nghiệp.

22 Hiện có khoảng 7,5 triệu ha đất có nguy có bị hoang mạc, sa mạc hóa; 30.000 ha đất bị nhiễm mặn, phèn; 3.000 ha khô hạn theo mùa và cả năm. theo mùa và cả năm.

số lượng các doanh nghiệp tham gia hoạt động khoáng sản lại lớn hơn nhiều lần23.

Sử dụng tài nguyên nước còn lãng phí, hiệu quả thấp24; nhiều nơi thiếu nước ngọt trầm trọng; về lâu dài an ninh tài nguyên nước không được đảm bảo. Tình trạng khai thác nước không có giấy phép còn phổ biến. Đã xảy ra tranh chấp trong sử dụng nước ở một số nơi.

3. Về bảo vệ môi trường

- Ý thức tự giác chưa cao, bảo vệ môi trường chưa trở thành thói quen, nếp sống thường xuyên của người dân; còn một bộ phận không nhỏ thiếu ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường.

Ý thức trách nhiệm của một số cán bộ; ý thức tự giác của nhiều doanh nghiệp và người dân về bảo vệ môi trường còn thấp. Vẫn còn tư tưởng chấp nhận đánh đổi môi trường quá mức để phát triển kinh tế. Một bộ phận chưa nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường đối với sự nghiệp phát triển bền vững đất nước; chưa nhận thức được xu thế thế giới và thời đại về môi trường và phát triển bền vững. Phần lớn còn coi bảo vệ môi trường là việc của Nhà nước, của người khác, chưa thấy hết trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, bản thân mình và của cộng đồng. Thái độ, hành vi, lối sống, thói quen tiêu dùng lãng phí, thiếu thân thiện với môi trường còn phổ biến ở nhiều nơi. Việt Nam còn bị một số tổ chức quốc tế phê phán về thói quen tiêu thụ động vật hoang dã.

Ý thức chấp hành Luật Bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh môi trường của các hộ sản xuất kinh doanh, nhất là các hộ sản xuất kinh doanh thuộc các làng nghề còn kém. Ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của một số nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh còn thấp, chưa chủ động, tự giác thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường, phần lớn vẫn chạy theo lợi nhuận, coi nhẹ bảo vệ môi trường.

- Hệ thống chính sách, pháp luật, tổ chúc bộ máy về bảo vệ môi trưòng còn thiều bất cập; nguồn lực cho bảo vệ môi trường chưa đáp úng yêu cầu.

Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường còn thiếu hệ thống, chồng chéo, chưa sát thực tế và không theo kịp yêu cầu của phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Còn thiếu các quy định hoặc đã có nhưng chưa đầy đủ, cụ thể về bảo vệ môi trường đất, nước, không khí, về tái chế chất thải, về khắc phục ô nhiễm, cải tạo, phục hồi môi trường, về tiêu dùng bền vững. Chưa có cơ sở pháp lý về quy hoạch môi trường, phân vùng chức năng sinh thái, môi trường làm căn cứ để hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, lập quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng.

Chưa tạo ra hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi để khuyến khích phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ môi trường và sản phẩm thân thiện với nôi trường. Thiếu 23 Việt Nam hiện có hơn 2.000 doanh nghiệp tham gia hoạt động khoảng sản trong khi Úc là nước có tiềm năng và trữ lượng khoáng sản lớn hơn rất nhiều lần so với nước ta chỉ có gần 600 doanh nghiệp tham gia hoạt động khoáng sản.

24 Theo Báo cáo của Ngân hàng thê giới về chi sô phát triển năm 2010, chỉ số hiệu quả sử dụng nước trên một đơn vị GDP của Việt Nam là 0,4 trong khi của nhóm các nước thu nhập thấp là 1,2, nhóm các nước thu nhập trung bình là 2,9 và nhóm các nước Việt Nam là 0,4 trong khi của nhóm các nước thu nhập thấp là 1,2, nhóm các nước thu nhập trung bình là 2,9 và nhóm các nước thu nhập cao là 27,9.

các cơ chế về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra, giải quyết tranh chấp, xung đột về môi trường. Mặc dù đã có các quy định về tội phạm môi trường trong Bộ luật Hình sự nhưng chưa đầy đủ và thiếu cụ thể nên chưa thực hiện được trên thực tế. Nhiều quy định về xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường mới chỉ dừng lại ở nguyên tắc, thiếu cơ chế phù hợp để thực hiện nên chưa phát huy được hiệu quả.

Cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường chậm đổi mới, chưa đồng bộ với thể chế thị trường. Các loại thuế, phí về môi trường mới chỉ bước đầu tạo nguồn thu cho ngân sách mà chưa phát huy được vai trò công cụ kinh tế điều tiết vĩ mô, hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, thúc đẩy các hoạt động kinh tế - xã hội theo hướng hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.

Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa được quan tâm đúng mức, chậm được phổ biến, hướng dẫn nên nhiều doanh nghiệp, người dân chưa hiểu biết về pháp luật bảo vệ môi trường, thậm chí còn chưa biết đến.

Công tác kiểm tra, thanh tra, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật chưa thường xuyên, chưa thực chất và chưa phát huy tác dụng như mong muốn. Trong nhiều trường hợp xử lý vi phạm pháp luật chưa nghiêm nên vẫn còn tình trạng coi thường, "nhờn" pháp luật hoặc chấp nhận chịu phạt vì chế tài chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe.

Tổ chức bộ máy còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng lớn, phức tạp của công tác bảo vệ môi trường, tính hội nhập chưa cao. Chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường chưa được phân định thật rõ ràng; phân công trách nhiệm giữa các Bộ, ngành, phân cấp giữa Trung ương và địa phương chưa hợp lý, chưa rõ, còn chồng chéo, phân tán, mâu thuẫn. Thiếu cơ chế quản lý liên ngành, liên vùng hiệu quả nên sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, giữa Trung ương và địa phương còn rời rạc, hành động còn đơn phương. Đội ngũ cán bộ nhà nước còn thiếu25, năng lực, trình độ chuyên môn, kiến thức quản lý còn nhiều hạn chế, bất cập.

Nguồn lực cho bảo vệ môi trường chưa đáp ứng yêu cầu. Đầu tư cho tiêu thoát và xử lý nước thải đô thị, quản lý chất thải rắn sinh hoạt, khắc phục, cải tạo môi trường tại các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái còn quá thấp so với yêu cầu Chưa có cơ chế huy động nguồn lực trong xã hội hoặc đã có nhưng chưa phù hợp nên nguồn lực huy động được còn nhỏ lẻ, không đáng kể. Sử dụng nguồn lực đầu tư còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm nên hiệu quả thấp. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho bảo vệ môi trường còn thấp, phân tán và đang có xu hướng giảm dần. Nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả chi phí xử lý, khắc phục, cải tạo và phục hồi môi trường", "người hưởng lợi từ tài nguyên, môi trường phải trả tiền" chưa được áp dụng triệt để, mức chi chưa đúng, chưa đủ để xử lý, giải quyết các vấn đề tài nguyên, môi trường.

25 Số cán bộ quản lý nhà nước về môi trường trên 1 triệu dân: Trung Quốc: 40 người, Thái Lan: 42 người, Campuchia: 55 người; Malayxia: 100 người, Singapore: 350 người, Canada: 155 người, Anh: 204 người. Trong khi đó, Việt Nam là 29 người; Malayxia: 100 người, Singapore: 350 người, Canada: 155 người, Anh: 204 người. Trong khi đó, Việt Nam là 29 người.

- Ô nhiễm môi trường còn diễn ra phổ biến, có xu hướng gia tăng, đa dạng sinh học suy giảm nhanh, nguy mất cân bằng sinh thái trên diện rộng.

Nguồn gây ô nhiễm môi trường tăng nhanh do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh, mạnh26. Việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng còn chậm, chưa đạt mục tiêu đề ra. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường gia tăng nhanh về số lượng, quy mô và mức độ tác động xấu lên môi trường, làm cho môi trường đất, nước, không khí nhiều nơi bị ô nhiễm, có nơi đã đến mức nghiêm trọng. Phần lớn hồ, ao, kênh, mương, các đoạn sông trong các đô thị, khu dân cư đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, một số chỉ số như nồng độ oxy sinh học (BOD), chất rắn lơ lửng đã vượt quy chuẩn cho phép đến hàng chục lần27. Ô nhiễm do sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, phụ phẩm sản phẩm nông nghiệp, rác thải sinh hoạt ở nông thôn, chưa được kiểm soát; ô nhiễm ở các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề chậm được giải quyết; các đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông chậm được triển khai, đạt hiệu quả thấp.

Quản lý chất thải rắn còn nhiều tồn tại, yếu kém. Chất thải rắn sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn; chủ yếu được chôn lấp không hợp vệ sinh; tỷ lệ tái sử dụng, tái chế thấp. Còn một tỷ lệ chất thải nguy hại chưa được quản lý tốt tiêu hủy chưa an toàn.

Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường còn lạc hậu, yếu kém. Hầu hết các đô thị trên cả nước và khoảng hơn 35% khu công nghiệp, khu chế xuất chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung hoặc có nhưng không đáp ứng yêu cầu. Trên 60% trong số 1 triệu m3 nước thải/ngày/đêm từ các khu công nghiệp xả thẳng ra môi trường, không qua xử lý.

Việc phục hồi các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái chậm được thực hiện. Ô nhiễm nguồn nước mặt nhiều nơi nghiêm trọng, đặc biệt trong các đô thị, khu dân cư, xung quanh các khu công nghiệp, làng nghề. Ô nhiễm không khí, nhất là ô nhiễm bụi một số nơi ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn khác vượt quá mức cho phép nhiều lần.

Các hệ sinh thái tự nhiên bị thu hẹp diện tích nhanh. Rừng nguyên sinh chỉ còn rất ít, bị chia cắt và cô lập. Các hệ sinh thái sông, hồ, đầm phá chịu áp lực lớn từ các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều hệ sinh thái biển như rừng ngập mặn, rạn san hô, cỏ biển trên đà suy thoái mạnh28.

Nơi cư trú của động vật hoang dã bị thu hẹp hoặc mất đi. Số loài và số cá thể các loài hoang dã, giống cây trồng, vật nuôi, trong đó có các loài quý hiếm giảm. Công tác bảo tồn các nguồn gen bản địa, kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại, quản lý an toàn 26 Đến tháng 9/2012, cả nước đã có 283 khu công nghiệp (bao gồm cả khu chế xuất với tổng diện tích khoảng 80.000 ha trên.phạm vi 58 tinh, thành phố. Số phương tiện giao thông cá nhân gia tăng bình quân năm là 15,2% (trong đó xe gắn máy 15,56%, ô tô 9%).

27 Hàm lượng BOD (mg/l) trên một sô sông chính ờ Việt Nam hiện nay: sông Cầu là 5 - 10 mg/l; sông Nhuệ - Đáy là 5 - 10 mg/l; sông Sài Gòn là 7 - 15 mg/l; sông Đồng Nai là 4 - 6 mg/l. hàm lượng BOD trên một số sông ờ Hàn Quốc hiện nay: 10 mg/l; sông Sài Gòn là 7 - 15 mg/l; sông Đồng Nai là 4 - 6 mg/l. hàm lượng BOD trên một số sông ờ Hàn Quốc hiện nay: sông Hàn là mg/l; sông Kum là 1 ,0 mg/l; sông Nakdong là 2,4 mg/'l; sông Youngsan là 2,4 mg/l.

sinh vật biến đổi trên vẫn còn nhiều yếu kém.

Số lượng loài nguy cấp, quý, hiếm bị đe dọa tăng lên. Với tình trạng săn bắt, buôn bán động, thực vật hoang dã tiếp tục diễn biến như hiện nay, số lượng cá thể của nhiều loài động, thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng sẽ bị giảm nhanh về số lượng. Ước tính ở Việt Nam hiện nay chỉ còn khoảng 50 cá thể hổ ngoài tự nhiên. Theo dự báo của các chuyên gia bảo tồn, đến năm 2015 phân loài hổ Đông dương có thể '(biến mất, nhanh hơn bất kỳ phân loài hổ nào khác trên thế giới. Tê giác, bò xám, heo vòi, cầy rái cá, cá trình Nhật, cá lợ thân thấp, hươu sao, cá sấu hoa cà là những loài đã bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên. Trong Danh sách đỏ của IUCN năm 1996 liệt kê 25 loài động vật của Việt Nam ở mức nguy cấp (EN) thì đến năm 2004, con số này đã lên đến 46 loài, và đến năm 2010 là 47. Trong hệ thực vật, loài lan hài Việt Nam cũng đã tuyệt chủng ngoài thiên nhiên.

Những hạn chế, yếu kém nêu trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chính.

* Về khách quan:

- Trình độ phát triển của đất nước còn thấp, dân số tăng nhanh tạo sức ép lên vấn đề sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Việt Nam là quốc gia có bờ biển dài, nằm trong vùng ảnh hưởng của bão từ Thái Bình Dương, nhiều khu vực địa hình thấp nên dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng và thiên tai cực đoan…

* Về chủ quan:

- Về nhận thức:

Nhận thức và tầm nhìn của các cấp uỷ, chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng về công tác này chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, còn thiên về lợi ích kinh tế trước mắt, chưa coi trọng phát triển bền vững.

- Về việc tổ chức thực hiện chủ trương, quan điểm:

+ Một số chủ trương của Đảng chưa được quán triệt và thể chế hoá đầy đủ, kịp thời.

+ Hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ; một số cơ chế, chính sách chưa sát với thực tế, thiếu tính khả thi.

+ Chất lượng công tác dự báo và quy hoạch còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu phát triển, tính tổng thể, liên ngành, liên vùng; chưa rõ trọng tâm, trọng điểm và nguồn lực thực hiện.

+ Tổ chức bộ máy, quản lý nhà nước và việc phân công, phân cấp, phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, địa phương còn thiếu chặt chẽ.

+ Tổ chức thực hiện chưa thực sự chủ động, cương quyết.

Hiệu lực, hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm chưa cao.

- Nguồn lực thực hiện:

Chủ trương xã hội hoá chưa huy động được sự tham gia của các đoàn thể, hiệp hội, doanh nghiệp, cộng đồng và người dân.

Một phần của tài liệu Bài giảng nghị quyết tư7 khóa XI chính thức (Trang 34 - 39)