Một số thông tin về hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Bài giảng nghị quyết tư7 khóa XI chính thức (Trang 44 - 45)

I. BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC, THÁCH THỨC VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

1-Một số thông tin về hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của nước ta hiện nay.

chức của nước ta hiện nay.

Hệ thống chính trị của nước ta bao gồm: các cơ quan của Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội… Trong các năm qua, Đảng ta đã có nhiều Nghị quyết về đổi mới, kiện toàn tổ chức gắn với tinh giảm biên chế, cải cách tiền lương. Nhưng thực tế đã cho thấy tổ chức bộ máy ở nhiều cơ quan còn chưa hợp lý, biên chế cán bộ, công chức không giảm mà có chiều hướng tăng thêm… Nguyên nhân do đâu ?., từ thực tiễn chúng ta có thể rút ra do các nguyên nhân cơ bản sau đây:

- Thứ nhất: Thời gian gần đây, chúng ta tổ chức sắp xếp lại các đầu mối ở các cơ quan của Đảng, Nhà nước (sát nhập các ban, bộ, ngành theo hướng đa ngành). Như:

+ Đối với các ban của đảng và đầu mối các cơ quan của Đảng, giảm từ 13 xuống còn 6 - thực hiện NQTW 5 (khoá XI), nay tái lập thêm 02 ban (ban Nội chính - ban Kinh tế Trung ương) và có 02 đảng bộ khối, thành lập Văn phòng BCĐ cải cách tư pháp Trung ương, BCĐ Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, BCĐ phòng chống tham nhũng, Hội đồng lý luận Trung ương, Hội đồng phê bình văn học nghệ thuật (Cấp phó của các ban, cơ quan Trung ương còn bố chí nhiều);

+ Nhà nước, đã giảm 04 bộ và 04 cơ quan trực thuộc Chính phủ (điển hình như: sát nhập Tổng cục TDTT, Tổng cục Du lịch, bộ VHTT thành Bộ VHTT - TT - DL). Vụ và tương đương thuộc bộ giảm được 27 đầu mối (thực tế cục và tương đương trực thuộc bộ tăng 23 đầu mối; cục và tương đương trực thuộc tổng cục tăng 98 đầu mối; tổng cục và tương đương tăng 21 đầu mối do thành lập mới và nâng cấp một số cục). UBND cấp tỉnh được tổ chức thống nhất còn 17 cơ quan chuyên môn (trừ một số địa phương có thêm đến 02 hoặc 03 cơ quan đặc thù riêng: Sở ngoại vụ, ban dân tộc và sở quy hoạch kiến trúc). UBND cấp huyện theo Nghị định của Chính phủ có 11 phòng (gồm: Nội vụ, Tư pháp, Tài chính - Kế hoạch, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hoá và Thông tin, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Thanh tra, Văn phòng HĐND và UBND) và tùy theo tính đặc thù cấp huyện để có thêm một số phòng khác như: Ngoại vụ thực hiện chức năng, biên giới; phòng kinh tế, Quản lý đô thị.

+ MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội giảm được 17 đầu mối cấp vụ, 03 đơn vị trực thuộc;

- Thứ hai: Số lượng cán bộ công chức giảm và nghỉ hưu ít hơn số tuyển dụng. Tính đến 31/12/2011, tinh giảm biên chế theo Nghị định 132 của Chính phủ đã giảm được 66.167 người, không kể kết quả tinh giảm của khối Đảng - đoàn thể Trung ương, Quốc hội, Toà án - Viện kiểm sát nhân dân tối cao và 10 địa phương tự cân đối ngân sách gồm Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bà Rịa -Vũng Tầu, Đồng Nai, Bình Dương (Trung ương 4.860 người, địa phương 61.307 người). Tuy nhiên, số tuyển mới nhiều hơn số tinh giảm biên chế và người nghỉ hưu, nên tổng số cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách hiện nay là 2.083.157 người (chưa bao gồm quân số bộ đội của Bộ quốc phòng), tăng 13,5% so với trước khi thực hiện chính sách tinh giảm biên chế năm 2007 - trong khi mục tiêu đặt ra là phải tinh giản biên chế khoảng 15%, chất lượng công vụ chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra,

- Thứ ba; Chưa làm rõ việc để "đặt" người, nên không tinh giảm được người yếu kém. Một bộ phận cán bộ phận cán bộ, công chức, viên chức năng lực hạn chế, lười học tập, thậm chí suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, cửa quyền, thiếu ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ, kể cả một bộ phận "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về" - chưa có chế tài đủ mạnh để loại bỏ. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cán bộ công chức đông nhưng không mạnh, có xu hướng "hành chính hoá".

- Thứ tư: Công tác đào tạo, bồi dưỡng toàn diện về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức chưa cao; chế độ tiền lương còn nhiều bất cập chưa đủ sức khuyến khích cán bộ, công chức sáng tạo, làm việc có hiệu quả….Hạn chế, bất cập kéo dài nhưng chưa có ai bị xử lý trách nhiệm.

Một phần của tài liệu Bài giảng nghị quyết tư7 khóa XI chính thức (Trang 44 - 45)