III. VỀ ĐỊNH HƯỚNG TIẾP TỤC HOÀN THIỆN BẢN DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM
1. Về định hướng đối với một số nội dung cụ thể
VỀ PHƯƠNG ÁN, NHÂN SỰ QUY HOẠCH CÁC CHỨC DANH CHỦ CHỐT CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC NHIỆM KỲ 2016 2021 VÀ CÁ NĂM TIẾP THEO
----
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", Bộ Chính trị đã sớm chỉ đạo triển khai việc xây dựng Đề án quy hoạch cán bộ cấp chiến lược. Sau khi được Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) thông qua Đề án, Bộ Chính trị đã khẩn trương chuẩn bị để trình Hội nghị Trung ương 7 cho ý kiến về dự kiến quy hoạch BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo. Với tinh thần trách nhiệm cao, Trung ương đã tích cực tham gia phát hiện, giới thiệu nguồn quy hoạch. Tổng hợp kết quả phát hiện, giới thiệu, bước đầu cho thấy nguồn cán bộ khá dồi dào về số lượng, có đủ 3 độ tuổi cho các chức danh, trong đó có khá nhiều cán bộ trẻ, cán bộ nữ. Đây là một dịp tổng rà soát lại đội ngũ cán bộ, cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về nguồn cán bộ và là cơ sở quan trọng để xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược.
BA NHÓM ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC GIỚI THIỆU
Nhân sự đưa vào quy hoạch cán bộ cấp chiến lược phải có những tiêu chuẩn, điều kiện do Bộ Chính trị quy định như sau: Ngoài những yêu cầu chung như có bản lĩnh
chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, thì phải có kiến thức sâu rộng về công tác xây
dựng Đảng, tình hình đất nước, tình hình thế giới; trưởng thành từ cơ sở, qua hoạt động thực tiễn chứng tỏ là người có tư duy đổi mới, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có kiến thức, năng lực lãnh đạo, quản lý, tổng kết thực tiễn, dự báo được xu hướng phát triển của địa phương, ngành, lĩnh vực phụ trách; có khả năng tập hợp, đoàn kết cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; không tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí; công bằng, công tâm, khách quan và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận, giới thiệu được người có đức, có tài thay thế mình...
* Đối với cán bộ vào quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư thì phải bảo đảm tiêu chuẩn cao hơn, có uy tín và thành tích nổi trội hơn so với cán bộ quy hoạch vào BCH trung ương kể trên. Ví dụ: như phải là ủy viên BCH Trung ương ít nhất một nhiệm kỳ; có phẩm chất, năng lực tiêu biểu, có tầm nhìn và tư duy chiến lược, quyết đoán, nhanh nhạy, nắm bắt thời cơ trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, dự báo và đề ra được phương án giải quyết các tình huống hệ trọng của Đảng, của đất nước; có tư duy và trình độ sắc bén về lý luận chính trị; phát hiện và sử dụng được người tài; đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, thành phố hoặc ban, bộ, ngành, MTTQ, đoàn thể chính trị - xã hội trực thuộc trung ương.
* Nếu là cán bộ vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, ngoài các yêu cầu và tiêu chuẩn trên còn phải là những ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, trí tuệ, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, uy tín; có khả năng quy tụ, đoàn kết, thuyết phục trong toàn Đảng; am hiểu toàn diện về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, văn hóa, xã hội; đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bí thư tỉnh ủy, thành ủy thuộc trung ương và trưởng ban đảng, bộ trưởng ở trung ương hoặc tương đương.
Đối tượng được Bộ Chính trị xác định giới thiệu vào quy hoạch cán bộ cấp
chiến lược.
- Để có những cán bộ đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn nêu trên, Bộ Chính trị xác định giới thiệu quy hoạch BCH Trung ương từ ba đối tượng, đó là:
(1) Phó bí thư tỉnh, thành ủy, phó trưởng ban, thứ trưởng và tương đương ở các bộ, ngành, Ủy ban MTTQ, các đoàn thể, cơ quan, đơn vị ở trung ương, chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc tập đoàn, tổng công ty nhà nước hạng đặc biệt, lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó cơ sở nghiên cứu, đào tạo lớn ở trung ương; các đồng chí này đã giữ chức vụ ít nhất hai năm, được quy hoạch vào các chức vụ người đứng đầu nhiệm kỳ
2016 - 2021, là ủy viên cấp ủy hoặc tổ chức đảng ở cấp mình đang công tác và khi được bố trí vào chức danh quy hoạch còn đủ tuổi công tác ít nhất trọn một nhiệm kỳ trở lên.
(2) Bí thư huyện ủy, quận ủy, giám đốc sở, ngành và tương đương ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tổng cục trưởng, cục trưởng, vụ trưởng, viện trưởng và tương đương ở các ban, bộ, ngành, MTTQ, các đoàn thể, cơ quan, đơn vị ở trung ương; các đồng chí này đã giữ chức vụ ít nhất hai năm, được quy hoạch vào các chức vụ người đứng đầu tỉnh, thành phố, ban, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị ở nhiệm kỳ 2016 - 2021 hoặc các nhiệm kỳ tiếp theo, là ủy viên cấp ủy hoặc tổ chức đảng ở cấp mình đang công tác và tính đến 01/2016 còn đủ tuổi công tác ít nhất trọn hai nhiệm kỳ trở lên.
(3) Cán bộ có phẩm chất, năng lực, thành tích nổi trội, có năng lực lãnh đạo, quản lý; là cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc ít người, trí thức, nhà khoa học ngành mũi nhọn, cán bộ xuất thân từ công nhân, nông dân, trí thức yêu nước, gia đình có truyền thống cách mạng đã được quy hoạch vào các chức danh như bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, bộ trưởng, thứ trưởng và tương đương... nhiệm kỳ 2016 - 2021 hoặc các nhiệm kỳ tiếp theo, là ủy viên cấp ủy hoặc tổ chức đảng ở cấp mình đang công tác và có độ tuổi dưới 45 trở xuống cả nam và nữ.
Các ủy viên trung ương được giới thiệu người thay thế
* Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược có tính đến việc phát hiện và thu hút những tài năng lãnh đạo, quản lý đang làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh, ngoài cơ quan hành chính...?.
- Ngoài ba đối tượng đã nêu trên, trong quy trình phát hiện, giới thiệu, lựa chọn và quyết định nguồn quy hoạch, Bộ Chính trị đã quy định cụ thể việc các đồng chí ủy viên BCH Trung ương, ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư phát hiện và giới thiệu người thay thế mình phụ trách vào nguồn quy hoạch ủy viên BCH Trung ương, ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội.
Do đó, căn cứ vào tiêu chuẩn của BCH Trung ương, ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, tiêu chuẩn Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và quan điểm chú ý tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ và cán bộ dân tộc ít người, cán bộ khoa học - kỹ thuật, văn hóa - nghệ thuật, cán bộ xuất thân từ công nhân, nông dân, trí thức yêu nước, gia đình có truyền thống cách mạng, các đồng chí ủy viên BCH Trung ương, ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư có thể phát hiện, giới thiệu những tài năng lãnh đạo, quản lý đang làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh, ngoài cơ quan hành chính... vào nguồn quy hoạch cán bộ cấp chiến lược để cấp có thẩm quyền lựa chọn, quyết định.
- Để quy hoạch cán bộ cấp chiến lược thật sự “động” và “mở”, thực chất và có tính khả thi, Bộ Chính trị đã quy định hàng năm, trên cơ sở rà soát đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không đủ tiêu chuẩn và phát hiện những nhân tố mới để bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các ban, bộ, ngành, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, cơ quan, đơn vị ở trung ương và các địa phương, Ban Tổ chức trung ương chủ trì, tổng hợp quy hoạch cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các cấp trực thuộc trung ương, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, báo cáo Bộ Chính trị xem xét, rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ cấp chiến lược.
Xác định rõ thế nào là cán bộ cấp chiến lược
Cán bộ cấp chiến lược là cán bộ đủ tầm cỡ, đủ phẩm chất, năng lực, trí tuệ đảm đương và giải quyết được những vấn đề chiến lược của quốc gia, của đất nước.
Người cán bộ cấp chiến lược phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhãn quan chính trị, tầm hiểu biết sâu rộng và khả năng tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chiến lược bằng những hình thức, biện pháp, bước đi thích hợp trong những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, cụ thể của đất nước.
Cán bộ cấp chiến lược là những người có tố chất tầm chiến lược của quốc gia chứ không phải là người có điều kiện tuổi tác tham gia, nắm giữ công việc ấy dài lâu hoặc vì những lý do nào đấy.
Việc đảm bảo kết hợp ba độ tuổi và cơ cấu là cần thiết song vấn đề quyết định, cốt lõi, bản chất của cán bộ cấp chiến lược là những tố chất tầm chiến lược.
Từ đấy sẽ gạt bỏ những sai trái lệch lạc, phiếm diện, cơ hội, cá nhân, chủ quan trong công tác cán bộ nói chung, trong việc quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nói riêng. Đây thực sự là vấn đề hệ trọng liên quan đến vận mệnh của quốc gia, liên quan đến sự phát triển của đất nước.
Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ cấp chiến lược.
Việc quy hoạch cán bộ nói chung, quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nói riêng xưa nay chúng ta đã đề cập, song việc thực hiện còn khá hình thức, tùy tiện, thiếu thường xuyên liên tục và bài bản. Vì thế có tình trạng hẫng hụt, bị động, lúng túng trong công tác bố trí, sắp xếp cán bộ, nhất là khi tổ chức đại hội các cấp.
Công tác quy hoạch cán bộ chiến lược được tiến hành theo quy trình cơ bản.
Trước hết, xác định rõ yêu cầu chiến lược đối với loại cán bộ mà đất nước đang cần.
Thứ hai, thật sự khách quan, công tâm, trong sáng vì việc mà chọn người.
Thứ ba, phát hiện sớm những người có tố chất của người cán bộ cấp chiến lược.
Thứ năm, bố trí sau khi xác định, đánh giá đúng thực chất đối với họ qua các khâu đã tiến hành nêu trên.
Như vậy sẽ tránh tình trạng quy hoạch hình thức, quy hoạch một đằng, làm một nẻo, vừa tốn công sức, tiền của, thời gian, vừa ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân, sự trong sáng lành mạnh của công tác cán bộ.
Bố trí cán bộ cấp chiến lược
Việc bố trí, sắp xếp cán bộ cấp chiến lược là vô cùng hệ trọng. Nó đòi hỏi người cán bộ được bố trí thể hiện toàn bộ phẩm chất, năng lực, trình độ tầm chiến lược trong cuộc sống, là những cơ sở bảo đảm cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến lược được giao.
Quan điểm đúng và trách nhiệm cao của cá nhân và tổ chức làm công tác cán bộ cấp chiến lược thể hiện ở nhiều điểm, song có thể khái quát ở các điểm chính sau:
Thứ nhất, phải khách quan, công tâm, thật sự vì dân, vì Đảng, vì nước, trong các khâu của quy trình làm công tác cán bộ chiến lược.
Thứ hai, xác định rõ các tiêu chuẩn của người cán bộ cấp chiến lược. Trong đó tiêu chuẩn trung thành với lợi ích của nhân dân, của đất nước, của dân tộc được đặt lên hàng đầu cùng với các tiêu chuẩn đức và tài.
Thứ ba, có cơ chế khách quan, khoa học thường xuyên theo dõi, kiểm tra, kiểm soát, đánh giá cán bộ cấp chiến lược và có biện pháp đúng đắn, nghiêm minh, công khai, dân chủ với cán bộ chiến lược trên cơ sở kiểm tra, giám sát của Đảng, các cơ quan chức năng và của nhân dân.
Thứ tư, bố trí tăng số dư và có tranh cử của những cán bộ dự kiến bố trí ở cấp chiến lược để có cơ sở lựa chọn đúng người, đúng việc một cách công khai, dân chủ, minh bạch.
Thứ năm, thực hiện có lên, có xuống trên cơ sở thực chất chất lượng, hiệu quả công việc mà trách nhiệm người cán bộ cấp chiến lược đảm nhiệm.
Giao Bộ Chính trị tiếp thu ý kiến của Ban Chấp hành Trung ương chỉ đạo hoàn chỉnh, ban hành chính thức và chỉ đạo tổ chức thực hiện quy hoạch này.
BẦU BỔ SUNG ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ - BAN BÍ THƯ--- ---
- Ủy viên bộ chính trị: Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội và đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ;