Kinh nghiệm quốc tế

Một phần của tài liệu Bài giảng nghị quyết tư7 khóa XI chính thức (Trang 41 - 42)

I. BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC, THÁCH THỨC VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

3.Kinh nghiệm quốc tế

Về tư duy và nhận thức, từ cuối thập niên 1980, trên thế giới đã hình thành nhận thức về phát triển bền vững, theo đó, phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được

nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp úng nhu cầu, tiềm năng phát triển của các thế hệ. Để đạt được phát triển bền vũng, Liên Hợp Quốc kêu gọi thúc đẩy tăng trưởng xanh thông qua khuyến khích đầu tư vào nguồn vốn tự nhiên, bảo vệ môi trường, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, giảm phát thải các-bon, tái chế chất thải để tạo ra việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo đồng thời giải quyết các vấn đề tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trong ứng phó với biến đổi khí hậu trước đây, các nước đang phát triển chủ yếu tập trung vào các biện pháp thích ứng thì nay cũng đã chuyển dần sang chủ trương kết hợp hài hòa giữa thích ứng và chủ động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Các mô hình "quản lý châu thổ thích ứng" để phòng chống ngập lụt của Hà Lan, quản lý rủi ro thiên tai (DRM) để thích ứng với động đất của Nhật Bản, thóc lúa cho màu xanh chống lại sa mạc hóa của Trung Quốc là những kinh nghiệm hết sức quý báu về thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng chống, giảm nhẹ thiên tai trên thế giới.

Trong quản lý tài nguyên, nhìn chung, các nước trên thế giới đã và đang dần nhận thức được tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là tài nguyên không tái tạo) ngày càng khan hiếm và đắt giá, cần phải bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững. Thế giới đã rút ra những bài học về "lời nguyền tài nguyên", trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên để phát triển kinh tế - xã hội.

Về bảo vệ môi trường, hình thành xu hướng coi môi trường là nội dung chính của phát triển bền vững. Nhận thức về bảo vệ môi trường gắn với mô hình tăng trưởng, đạo đức, lối sống, hành vi, thái độ ứng xử của con người với thiên nhiên. Ngày càng có nhiều tiếng nói mạnh mẽ hơn về việc xem xét lại, coi con người chỉ là một phần của thiên nhiên, hành vi của con người phải tuân theo quy luật tự nhiên, phản bác quan điểm coi con người là trung tâm, cần phải cải tạo thiên nhiên để phục vụ mục đích của con người.

Về mặt thể chế, chính sách, vấn đề biến đổi khí hậu đã được nhiều nước đưa vào chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều quốc gia đã xây dựng Chiến lược về biến đổi khí hậu. Một số nước đã thông qua Luật Biến đối khí hậu, Luật Tiết kiệm và sử dụng hiệu quả tài nguyên gắn với tái chế chất thải. Nhiều quốc gia xây dựng và ban hành đạo luật cơ bản về môi trường và có các đạo luật quy định chi tiết, cụ thể về các vấn đề môi trường như kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải31.

Các mô hình quản lý tổng hợp, đặc biệt là quản lý tổng hợp lưu vực sông, vùng đồi bờ; xây dựng và thực hiện chiến lược dự thi khoáng sản; công khai, minh bạch hóa 31 Hàn Quốc có Luật khung về bảo vệ môi trường và hơn 40 luật chuyên ngành.

việc khai thác, sử dụng được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều quốc gia thực hiện phân vùng chức năng sinh thái làm căn cứ để hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực phù hợp với đặc tính sinh thái của từng vùng, tránh xung đột giữa bảo vệ, bảo tồn với khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế phù hợp với bối cảnh biến đổi khí hậu. Công cụ kinh tế dựa trên cơ chế thị trường ngày càng được ứng dụng rộng rãi và phát huy hiệu quả trong công tác bảo vệ tài nguyên môi trường. Ở các nước phát triển, nguồn lực đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu, được huy động thông qua thuế, phí, trợ giá. Các nước đang phát triển chủ yếu vẫn dựa vào vốn vay ưu đãi, hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển để ứng phó với biến đổi khí hậu. Huy động nguồn lực trong xã hội cho công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường dựa trên nguyên tắc: người gây ô nhiễm phải trả chi phí xử lý, khắc phục, cải tạo và phục hồi môi trường, "người hưởng lợi từ tài nguyên, môi trường phải trả tiền" được áp dụng thành công ở nhiều nước, qua đó giảm gánh nặng đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Về tổ chức, bộ máy, tài nguyên, môi trường và biến đổi khí hậu mang tính đa ngành, đa lĩnh vực, nên việc phân định chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở các nước cũng có những điểm khác nhau. Phần lớn các quốc gia trên thế giới thành lập bộ môi trường hoặc bộ môi trường kết hợp với một hoặc một số thành phần môi trường khác như nước, rừng. . . Một số quốc gia giao Bộ Môi trường làm cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Bài giảng nghị quyết tư7 khóa XI chính thức (Trang 41 - 42)