Mức tiêu hao năng lượng của Việt Nam trên một đơn vị GDP cao hơn các nước trong khu vực từ 1,37 lần (Thái Lan) đến 4,65 lần (Hồng Kông).

Một phần của tài liệu Bài giảng nghị quyết tư7 khóa XI chính thức (Trang 33 - 34)

II. HẠN CHẾ, YẾU KÉM

19 Mức tiêu hao năng lượng của Việt Nam trên một đơn vị GDP cao hơn các nước trong khu vực từ 1,37 lần (Thái Lan) đến 4,65 lần (Hồng Kông).

Quy hoạch tài nguyên chưa thực sự dựa trên tiềm năng, khả năng cung ứng của các nguồn tài nguyên, chưa là tiền đề, cơ sở để lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngành, lĩnh vực. Một số chính sách, cơ chế khai thác, sử dụng tài nguyên không còn phù hợp nhưng chậm được đổi mới. Các quy định về khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững tài nguyên còn phân tán, thiếu đồng bộ, chưa thống nhất. Công cụ kinh tế chưa được áp dụng triệt để, chưa phát huy hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.

Công tác điều tra cơ bản, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên chưa được đầu tư đúng mức.

Việc quản lý quy hoạch, cấp phép, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên chưa tốt, có nơi còn buông lỏng quản lý.

Còn thiếu cơ chế, chính sách, pháp luật đủ mạnh để khuyến khích phát triển, sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng mới; thúc đẩy, khuyến khích sử dụng tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả và bền vững tài nguyên.

Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, bộ phận chuyên môn quản lý nhà nước về quản lý tài nguyên chưa thật rõ, chưa thống nhất, còn mâu thuẫn, chồng chéo. Quản lý nhà nước đối với hoạt động điều tra cơ bản về tài nguyên còn bất cập, chậm đổi mới, chưa phù hợp với thể chế kinh tế thị trường. Còn thiếu các chuyên gia, cán bộ quản lý làm công tác phân tích, dự báo về biến động tài nguyên, phân tích kinh tế trong khai thác, sử dụng tài nguyên. Đầu tư cho công tác điều tra cơ bản về tài nguyên chưa đáp ứng yêu cầu.

- Tài nguyên chưa được điều tra, đánh giá đầy đủ tiềm năng, các giá trị, chưa được khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững, một số loại bị khai thác quá mức nên suy thoái, cạn kiệt.

Đất canh tác nông nghiệp, đất rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ bị thu hẹp diện tích do bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất20. Việc sử dụng đất còn lãng phí, manh mún21, hiệu quả thấp, nhất là đất trong các khu đô thị, dân cư. Chất lượng đất đã và đang có xu hướng giảm, tình trạng hoang hóa, sa mạc hóa đất nông nghiệp xảy ra ở nhiều nơi22.

(có 7,5 triệu ha đất có nguy cơ hoang mạc, sa mạc hóa; 30 ngàn ha đất bị nhiễm mặn, phèn; 300 ngàn ha khô hạn theo mùa và cả năm. Đây là một thách thức rất lớn).

Khai thác khoáng sản tràn lan, manh mún và kém hiệu quả; công nghệ khai thác, chế biến còn lạc hậu, gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường; chưa kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả hoạt động khai thác trái phép, xuất khẩu thô, gây thất thoát tài nguyên. Xung đột lợi ích trong khai thác khoáng sản chậm được khắc phục. Tiềm năng, trữ lượng các loại khoáng sản của Việt Nam không lớn so với một số nước khác, tuy nhiên, 20 Giai đoạn 2001-2010, trung bình hàng năm nước ta mất đi khoảng 35.000 ha đất canh tác lúa; trong giai đoạn 2006-2010, diện tích đất rừng phòng hộ cả nước giảm 1.378.000 ha.

Một phần của tài liệu Bài giảng nghị quyết tư7 khóa XI chính thức (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w