AN TOÀN ĐIỆN A Mục tiêu:

Một phần của tài liệu bai soan công nghệ 8 (Trang 58 - 60)

II. MỐI GHÉP BẰNG REN.

AN TOÀN ĐIỆN A Mục tiêu:

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu được nguyên nhân gây tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể con người.

2. Kỹ năng: Biết được một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và đời sống. 3. Thái độ : Phát huy tính tự giác học tập theo nhóm

B. Ch uẩn bị

1. Chuẩn bị của GV : Tranh mô tả các tình huấn xảy ra tai nạn điện.

2. Chuẩn bị của HS : Soạn bài trước ở nhà, tìm hiểu các nguyên nhân gây ra tai nạn điện.

C. Hoạt động dạy và học 38 1. Kiểm tra bài cũ:

39 a. Chức năng của nhà máy điện là gì?. Hãy kể tên một số nhà máy điện. 40 b. Điện năng đóng vai trò như thế nào trong đời sống và sản xuất.

2. Kiểm tra việc chuẩn bị của giáo viên, học sinh. 3. Bài mới

Điện năng rất có ích cho cuộc sống, nhờ có điện mà cuộc sống của chúng ta trở nên văn minh, hiện đại. Ngày nay, điện trở thành một phần của cuộc sống hằng ngày, nhưng cũng có những tai nạn điện rất thương tâm.

Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Vì sao xảy ra tai

nạn điện?.

1. Do chạm trực tiếp vào vật mang điện.

2. Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với điện lưới điện cao áp và trạm biến áp.

3.Do đến gần dây dẫn điện có điện bị đứt rơi xuống đất.

GV cho học sinh kể về một số vụ tai nạn điện mà các em được biết.

GV hưỡng dẫn học sinh phân ích nguyên nhân xảy ra tai nạn điện trên.

Những nguyên nhân thường xảy ra tai nạn điện.

Do chạm trực tiếp vào vật mang điện.

Do vi phạm khoảng cách an toàn điện.

Do đến gần dây dẫn điện có điện bị đứt.

GV cho học sinh quan sát hình 33.1 và điền chữ a, b và c vào chỗ trống.

Học sinh kể về những vụ tai nạn điện mà em được biết ở địa phương.

Những vụ tai nạn điện xảy ra thường do những nguyên nhân nào?.

Khi chạm trực tiếp vào vật mang điện thì xảy ra hiện tượng gì?.

Nếu chúng ta vi phạm khoảng cách an toàn điện thì có khả năng xảy ra tai nạn nào?.

Nếu chúng ta đến gần dây dẫn điện có điện bị đứt thì nguy hiểm như thế nào?.

II. Một số biện pháp an toàn điện

1. Một số biện pháp an toàn điện khi sử dụng điện. (SGK). 2. Một số biện pháp an toàn điện khi sửa chữa điện. (SGK)

Đảm bảo an toàn điện là nguyên tắc cần phải tuân thủ mỗi khi sử dụng hoặc sửa chữa điện.

GV cho học sinh quan sát hình 33.4 và điền các từ a, b, c và d vào chỗ trống ( . . .) cho đúng.

GV giải thích cho học sinh biết được ý nghĩa của các biện pháp an toan điện.

Học sinh phải tuân thủ các biện pháp an toàn điện khi sửa chữa điện và sử dụng điện

Học sinh quan sát hình 33.4 và điền các từ a, b, c và d vào chỗ trống ( . . .) cho đúng.

HS ghi chép đầy đủ các biện pháp

an toàn khi sử dụng điện và khi sửa chữ điện vào vở.

D. Củng cố và hướng dẫn tự học:

1. Củng cố: Học sinh đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa. HS trả lời câu hỏi trong SGK và là bài tập

Bài tập: Hãy điền những hành động đúng ( Đ ) hay sai ( S ) vào các ô dưới đây. a. Chơi đùa và trèo lên cột điện cao áp.

b. Thả diều gần dây dẫn điện.

c. Không buộc trâu, bò . . vào cột điện cao áp. d.Không xây nhà gần sát đường dây điện cao áp. e. Chơi gần dây néo, dây chằn cột điện cao áp. f. Tắm mưa dưới gần cột điện cao áp.

2. Hương dẫn tự học :

Tiết : 30: THỰC HÀNH. CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN ĐIỆN

Đọc nội dung bài thực hành và chuẩn bị trước báo cáo thực hành theo mẫu.

Tuần 24. Tiết: 30 Ngày soạn:

Một phần của tài liệu bai soan công nghệ 8 (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w