Củng cố: Tại sao người ta không hàn tai xoong mà phải dùng đinh tán? GV yêu cầu HS so sánh ưu nhược điểm củ hai loại mối ghép

Một phần của tài liệu giáo án công nghệ 8 2 cột (Trang 53 - 56)

GV yêu cầu HS so sánh ưu nhược điểm củ hai loại mối ghép HS đọc phần ghi nhớ, trả lời câu hỏi SGK

V. Dặn dò: Học bài theo nội dung câu hỏi SGK

Ngày soạn:4/11/2007

Ngày giảng:19,21/11/2007

Tuần: 12

Tiết: 24 Mối ghép tháo được

Mục tiêu

Qua bài học, giáo viên phải làm cho học sinh:

Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép tháo được thường gặp.

Nhằm phân biệt rõ hơn về mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được

Chuẩn bị

Đọc, nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu tham khảo. Bộ tranh giáo khoa mối ghép ren, then, chốt

Mẫu: mỗi loại mối ghép một mẫu

Tiến trình giờ giảng I. Tổ chức: ổn định lớp

Kiểm tra sĩ số

II. Kiểm tra bài cũ:

? Thế nào là mối ghép cố định? chúng gồm mấy loại? Nêu sự khác biệt cơ bản của các loại mối ghép đó

III. Bài mới:

Nội dung HĐ của thày - trò

1. Mối ghép bằng ren

a. Cấu tạo mối ghép

*Quan sát (hình 26.1) SGK

*Kết luận:

- Mối ghép bu lông: đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép, bu lông.

- Mối ghép vít cấy: Đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép, vít cấy.

- Mối ghép đinh vít: Chi tiết ghép, đinh vít.

GV cho Hs quan sát tranh vẽ mối ghép bằng ren hình 26.1 SGK và vật mẫu

? Em hãy nêu cáu tạo của mối ghép bu lông, vít cấy, đinh vít

HS trả lời, GV kết luận (HS hoần thành theo nội dung phần trống SGK)

GV lưu ý: Các danh từ vít, đai ốc được hiểu theo nghĩa rộng (VD: cổ lọ mực là vít, nắp lọ mực là đai ốc) GV nhấn mạnh: Lực tự siết được tạo thành do ma sát giữa các mặt ren của vít và đai ốc. Biến dạng đàn hồi càng lớn, ma sát càng lớn thì lực siết càng lớn.

* Để hãm cho đai ốc khỏi bị lỏng và tránh xước bề mặt chi tiết cần:

- Dùng vòng đệm vênh, vòng đệm hãm - Dùng đai ốc công (đai ốc khoá)

- Dùng chốt chẻ cài ngang qua đai ốc và vít

* Giống và khác nhau:

+Giống: Ghép nối các chi tiết

Cả ba mối ghép đều có bu lông, vít cấy, đinh vít có ren luồn qua lỗ cuẩ chi tiết 3 để ghép 2 chi tiết 3 và 4.

+Khác: Trong mối ghép vít cấy và đinh vít lỗ có ren ở chi tiết 4.

b. Đặc điểm và ứng dụng.

2. Mối ghép bằng then và chốt

a. Cấu tạo của mối ghép

* Quan sát hình 26.2 SGK * Kết luận:

+ Mối ghép then: trục, bánh đai, then + Mối ghép chốt: Đùi xe, trục giữa, chốt trụ (đinh ca vét)

b. Đặc điểm và ứng dụng

+ Ưu điểm +Nhược điểm + ứng dụng

?Để hãm cho đai ốc khỏi bị lỏng, chày xước trên bề mặt chi tiết ta dùng biện pháp gì

HS trả lời, GV bổ sung và đi đến kết luận

GV hướng dẫn HS quan sát các mối ghép ren, nêu tác dụng của từng chi tiết

? Ba mối ghép ren có điểm gì giống và khác nhau

GV gợi ý, HS trả lời đi đến kết luận

? Mối ghép ren có đặc điểm và ứng dụng gì

?Nguyên nhân làm chờn ren, hư ren..

HS trả lời, GV bổ sung những điều chú ý khi tháo lắp mối ghép ren

GV hướng dẫn HS quan sát hình 26.2 SGK và mẫu vật

? Cấu tạo của mối ghép bằng then và chốt

HS trả lời, GV bổ sung và kết luận

? Sự khác biệt giữa mối ghép then và chốt

HS trả lời, GV bổ sung: Then được cài trong lỗ nằm dài giữa hai mặt phân cách của hai chi tiết ghép còn chốt cài trong lỗ xuyên ngang mặt phân cách của chi tiết được ghép.

? Hãy nêu ưu, nhược điểm, phạm vi ứng dụng của mối ghép then, chốt

HS trả lời, GV bổ sung và kết luận Để vận dụng thực tế, GV nêu tên một số thiết bị, máy móc có mố ghép then và chốt: Chốt dùng để liên kết và truyền lực giữ pít tông và thanh truyền

Một phần của tài liệu giáo án công nghệ 8 2 cột (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w