1. Khớp tịnh tiến
a. Cấu tạo:
+Mối ghép pit tông-xi lanh: có mặt tiếp xúc là mặt cong(mặt trụ tròn với ống tròn) + Mối ghép sống trượt-rãnh trượt: có mặt tiếp xúc là mặt phẳng (bề mặt của sống trượt và rãnh trượt tạo thành)
b. Đặc điểm
+ Mọi điểm trên vật có chuyển động giống hệt nhau: quỹ đạo chuyển động, vận tốc +Xảy ra hiện tượng tạo ma sát cản trở chuyển động; khắc phục: làm nhẵn bóng bề mặt rồi bôi trơn bằng dầu, mỡ...
c. ứng dụng
Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến và ngược lại.
2. Khớp quay
a. Cấu tạo
+ Gồm: ổ trục, bạc lót và trục
+ Mặt tiếp xúc: cong (hình trụ tròn)
Cấu tạo của khớp quay: mỗi chi tiết có thể
quay quanh một trục cố định so với chi tiết kia
b. ứng dụng
GV hướng dẫn HS quan sát hình 27.3 SGK và mô hình đã chuẩn bị
? Bề mặt tiếp xúc của các khớp tịnh tiến có hình dáng như thế nào
HS trả lời, GV bổ sung và ghi bảng
GV cho các khớp chuyển động từ từ cho HS quan sát
? Trong khớp tịnh tiến, các điểm trên vật chuyển động như thế nào
? Khi 2 chi tiết trượt lên nhau sẽ xảy ra hiện tượng gì? Hiện tượng này có lợi hay hại? khắc phục chúng như thế nào
HS trả lời, GV bổ sung
? Quan sát ở lớp, đồ vật, dụng cụ nào có cấu tạo khớp tịnh tiến
HS: bút bi bấm, ngăn kéo bàn, ống tiêm... GV kết luận
Cho HS quan sát hình 27.4 SGK
? Khớp quay gồm những chi tiết nào ? Các mặt tiếp xúc thường có hình dạng gì
HS trả lời, GV bổ sung
? Trục trước xe đạp gồm mấy chi tiết ? Mô tả cấu tạo của các chi tiết
HS: moay ơ, trục, côn, nắp nồi, đai ốc hãm côn, vòng đệm, đai ốc)
?Để giảm ma sát cho khớp quay trong kỹ thuật người ta thường có giải pháp gì
HS: lắp bạc lót, vòng bi GV kết luận
? Em hãy quan sát xung quanh có những vật dụng, dụng cụ nào ứng dụng khớp quay
HS: bản lề cửa, trục kim đồng hồ...