Quan sát hình 30.1
+ h 30.1 a Máy khâu đạp chân
+ h 30.1b Cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động
- Chuyển động của bàn đạp: cđ lắc - Chuyến động của thanh truyền: cđ lên xuống
- Chuyển động của vô lăng: cđ tròn
- Chuyển động của kim máy: cđ lên xuống
GV cho HS quan sát hình 30.1 SGK kết hợp với các mô hình và đọc thông tin trong mục I
? Tại sao chiếc kim máy khâu lại cuyển động tịnh tiến được
HS nhờ các cơ cấu biến đổi chuyển động 2, 3, 4
? Hãy mô tả chuyển động của bàn đạp, thanh truyền, vô lăng, kim máy khâu
HS trả lời, GV bổ sung và đi đến kế luận
? Các chuyển động trên bắt đầu từ đâu
HS: các chuyển động bắt đầu từ bàn đạp (cđ bập bênh)
GV kết luận, HS ghi nhớ về một số cơ cấu biến đổi chuyển động
Ngày soạn:2/12/2007
Ngày giảng:……… /……/2007
Tuần: 15
Tiết: 29 Thực hành: Truyền chuyển động
Mục tiêu
Qua bài học, giáo viên phải làm cho học sinh:
Từ việc tìm hiểu mô hình, vật thật, hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động củ một số bộ truyền chuyển động
Biết cách tháo, lắp và kiểm tra tỉ số truyền trên các mô hình của các bộ truyền chuyển động.
Biết cách bảo dưỡng và có ý thức bảo dưỡng các bộ truyền động thường dùng trong gia đình.
Chuẩn bị
Đọc, nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu tham khảo. Dụng cụ để tháo lắp: cờ lê; mỏ lết; tua vít; kìm
Một bộ mô hình truyền động gồm: Truyền động ma sát (bánh ma sát hoặc bộ truyền động đai); 1 bộ truyền động xích; 1 bộ truyền động bánh răng trụ răng thẳng; một giá lắp các bộ truyền động
HS chuẩn bị báo cáo thực hành
Tiến trình giờ giảng I. Tổ chức: ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là truyền chuyển động và biến đổi chuyển động
III. Bài mới:
Nội dung HĐ của thày - trò
I. Chuẩn bị
- Dụng cụ để tháo lắp: cờ lê; mỏ lết; tua vít; kìm
- Một bộ mô hình truyền động gồm: Truyền động ma sát (bánh ma sát hoặc bộ truyền động đai); 1 bộ truyền động xích; 1 bộ truyền động bánh răng trụ răng thẳng; một giá lắp các bộ truyền động
- HS chuẩn bị báo cáo thực hành
II. Nội dung và trình tự thực hành
1. Nội dung thực hành
* Đo đường kính bánh đai, đếm số răng của các bánh răng và đĩa xích
*Lắp ráp các bộ truyền động và kiểm tra tỉ số truyền
GV giới thiệu vật liệu và dụng cụ cần thiết trong giờ thực hành truyền chuyển động
GV kiểm tra chuẩn bị của HS về báo cáo thực hành
GV nêu mục tiêu và an toàn lao động trong giờ thực hành
GV chia nhóm HS thực hành và quy định thời gian cho từng phần
? Nội dung giờ thực hành cần phải nắm được những gì
2. Trình tự thực hành* Tháo mô hình * Tháo mô hình *Đo, kiểm tra * Lắp và vận hành
III. Thực hành
*Bước 1: Đo đường kính bánh đai, đếm số răng của các bánh răng và đĩa xích
+Bánh đai: Bánh dẫn có đường kính là:… Bánh bị dẫn có đường kính là: …
+Bánh răng: Số răng bánh dẫn:…… Số răng bánh bị dẫn:………. + Đĩa xích: Số răng đĩa dẫn:……
Số răng đĩa bị dẫn:……….
*Bước 2: Lắp ráp các bộ truyền động và kiểm tra tỉ số truyền
GV giới thiệu các bộ truyền động, tháo từng bộ phận cho HS quan sát cấu tạo
+ GV hướng dẫn HS phương pháp đo đường kính bánh đai bằng thước lá và cách đếm số răng của bánh răng, đĩa xích
+ GV hướng dẫn HS lắp ráp và điều chỉnh các bộ truyền động sao cho chúng hoạt động bình thường: Quay thử các bánh dẫn HS chú ý quan sát sau đó GV nhắc nhở một số chú ý đảm bảo an toàn cho mô hình
GV chia dụng cụ, mô hình cho từng nhóm
Nhóm trưởng nhận dụng cụ và mô hình vật mẫu, cử thư ký ghi kết quả Các nhóm thực hành theo từng bước GV quan sát và uốn nắn những lỗi sai trong khi thực hành của học sinh Kết quả sau khi đo, đếm ghi vào phần 1 báo cáo thực hành
Sau khi HS lắp ráp xong kiểm tra tỉ số truyền (i) bằng cách tính toán dựa vào công thức đã học và ghi kết quả vào phần 2 báo cáo thực hành
Bánh dẫn Bánh bị dẫn tỉ số truyền lý thuyết
Tỉ số truyền thực tế
Đường kính bánh đai Dd =… Dbd =… i = Dd/ Dbd i = nbd /nd
Số răng của cặp bánh răng Zd = … Zbd = … i = Zd/ Zbd i = nbd /nd
Số răng bộ truyền động xích Zd = … Zbd= … i = Zd/ Zbd i = nbd /nd
IV. Tổng kết:
GV hướng dẫn HS tự đánh giá bài thực hành theo mục tiêu đã đề ra GV yêu cầu tứng nhóm nộp báo cáo, dụng cụ thực hành
V. Dặn dò:
Tìm hiểu các cơ cầu truyền động ở gia đình, định kỳ kiểm tra bảo dưỡng Chuẩn bị kiến thức phần II-Cơ khí giờ sau ôn tập
Ngày soạn:2/12/2007 Ngày giảng:…………. /12/2007
Tuần: 15
Tiết: 30 Ôn tập: Phần II – Cơ khíMục tiêu Mục tiêu
Qua bài học, giáo viên phải làm cho học sinh:
Hệ thống hoá và hiểu được một số kiến thức cơ bản về phần cơ khí Biết tóm tắt kiến thức dưới dạng sơ đồ khối
Chuẩn bị tốt kiến thức để làm bài kiểm tra 1 tiết
Chuẩn bị
Đọc, nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu tham khảo. Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, nội dung ôn tập,
Dụng cụ, vật liệu: đồ dùng học tập, giấy nháp
Tiến trình giờ giảng I. Tổ chức: ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số