III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Bài 10: GIẢM PHÂN I MỤC TIÊU:
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân I và giảm phân II.
- Nêu được những điểm khác nhau ở từng kì của giảm phân I và giảm phân II. - Nêu được ý nghĩa của hiện tượng tiếp hợp cặp đôi của các NST tương đồng. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích thu nhận kiến thức từ hình vẽ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh phóng to hình 10 SGK (hoặc)
- Máy chiếu Overhead và film ghi hình 10 SGK. - Phiếu học tập ghi đáp án bảng 10 SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1:
TÌM HIỂU NHỮNG DIỄN BIẾN CƠ BẢN CỦA NST TRONG GIẢM PHÂN I - GV nêu vấn đề: Giảm phân gồm 2 lần phân
bào liên tiếp, nhưng NST chỉ nhân đôi ở kì trung gian ở lần phân bào I.
- Mỗi lần phân bào đều diễn ra 4 kì (kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối).
- GV treo tranh phóng to (hay bật máy chiếu lên màn hình) hình 10 SGK và yêu cầu HS đọc SGK để nêu lên được những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân I.
- GV nhận xét, chỉnh lí bổ sung và xác định đáp án.
- HS quan sát tranh, đọc SGK, trao đổi theo nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và cùng nhau xây dựng đáp án đúng.
Đáp án:
* Kì đầu: Các NST xoắn, co ngắn. Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể xảy ra bắt chéo với nhau, sau đó lại tách rời nhau.
* Kì giữa: Các NST kép tương đồng tập trung và xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
* Kì sau: Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau đi về hai cực của tế bào. * Kì cuối: Các NST kép nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành (bộ NST đơn bội kép)
Hoạt động 2:
TÌM HIỂU NHỮNG DIỄN BIẾN CƠ BẢN CỦA NST TRONG GIẢM PHÂN II
SGK để rút ra: những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân II.
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
nhóm để rút ra kết luận về những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân II.
Kết luận:
* Kì đầu: NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ NST đơn bội.
* Kì giữa: NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
* Kì sau: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào.
* Kì cuối: Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội.
IV. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN:
1. GV gọi hai HS lên bảng tìm các từ phù hợp điền vào ô trống để hoàn chỉnh bảng 10 SGK. Một HS điền vào cột “Lần phân bào I” và một HS điền vào cột “Lần phân bào II”.
Sau khi HS điền xong, GV nhận xét bổ sung và bật máy chiếu lên màn hình đáp án như sau:
Các kì Lần phân bào I Lần phân bào II
Kì đầu
- Các NST xoắn, co ngắn.
- Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể xảy ra bắt chéo với nhau, sau lại tách nhau ra.
NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bội.
Kì giữa Các cặp NST tương đồng tập trung và xếp song song, thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau
Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào.
Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân đi về hai cực của tế bào.
Kì cuối Các NST kép nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành (bộ NST đơn bội kép)
Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội.
2. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài.
Câu 1. Đánh dấu + vào ô chỉ câu đúng nhất trong các câu sau. Giảm phân là gì?
a. Giảm phân là quá trình phân bào tạo ra 4 tế bào con có bộ NST giống hệt tế bào mẹ;
b. Giảm phân là sự phân chia của tế bào sinh dục (2n) ở thời kì chìn;
c. Qua hai lần phân bào liên tiếp giảm phân cho ra 4 tế bào con có bộ NST đơn bội (n);
d. Cả b và c. Đáp án: d.
Câu 2. Đánh dấu + vào ô chỉ câu đúng nhất trong các câu sau. Tại sao những diễn biến của NST ở kì sau của giảm phân I là cơ sở tạo ra sự khác nhau về nguồn gốc NST trong các tế bào con được hình thành sau giảm phân II?
1. Ở kì sau của giảm phân I, các NST kép (một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ) tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực tế bào.
2. Các NST kép trong 2 nhân mới được tạo thành có bộ NST trong cặp NST đơn bội kép (hoặc có nguồn gốc từ bố, hoặc có nguồn gốc từ mẹ) khác nhau về nguồn gốc.
3.Các NST trong cặp NST tương đồng phân li về 2 cực của tế bào.
4. Các NST kép của 2 tế bào mới tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào (kì giữa II).
5. Từng NST kép trong 2 tế bào mới tách nhau ở tâm động thành hai NSTđơn phân li về 2 cực của tế bào, 4 tế bào con được hình thành với bộ NST đơn bội (n) khác nhau về nguồn gốc.
a. 1,2,4,5; b.1,2,3,5;
c. 1,3,4,5; d. 2,3,4,5; Đáp án: a.
Câu 3. Tham khảo đáp án bảng 10 SGK ở mục 1 phần củng cố và hoàn thiện.
Câu 4. Một tế bào ruồi giấm (2n = 8) đang ở kì sau của giảm phân II thì có số lượng NST là bao nhiêu?
a. 2; b. 4; c. 16; d. 8. Đáp án: d.
V. DẶN DÒ:
* Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài. * Trả lời các câu hỏi sau:
1. Giảm phân là gì? Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân.
2. Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n) ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân?
3. Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân.
4. Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu NST đơn trong các trường hợp sau đây:
a. 2; b. 4; c. 8; d.16.
Ngày soạn: Ngày dạy: