Bài 12: cơ chế xác định giới tính I MỤC TIÊU:

Một phần của tài liệu giáo án sinh học 9 kì 1 (Trang 35 - 38)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Bài 12: cơ chế xác định giới tính I MỤC TIÊU:

I. MỤC TIÊU:

Học xong bài này, HS có khả năng:

- Nêu được một số đặc điểm của NST giới tính.

- Trình bày được cơ chế NST xác định giới tính ở người.

- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ.

- Giải thích được cơ sở khoa học của việc sinh con trai, con gái. Từ đó phê phán tư tưởng trọng nam khinh nữ.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Tranh phóng to hình 12.1 - 2 SGK (hoặc)

- Máy chiếu Overhead và film ghi hình 12.1 - 2 SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Hoạt động 1:

TÌM HIỂU NST GIỚI TÍNH - GV cho HS quan sát tranh phóng to hình 12.1

SGK và tìm hiểu SGK để xác định những đặc điểm cơ bản của NST giới tính.

- GV cần nhấn mạnh: không chỉ tế bào sinh dục mới có NST giới tính mà ở tất cả các tế bào sinh dưỡng đều có NST giới tính.

GV nêu vấn đề: Giới tính ở nhiều loài phụ thuộc vào sự có mặt của cặp XX hoặc XY trong tế bào.

Ví dụ: Ở động vật có vú, ruồi giấm, cây gai .. cặp NST giới tính của giống cái là XX. Ở ếch nhái, bò sát, chim thì ngược lại.

- HS quan sát tranh, đọc SGK, độc lập suy nghĩ để nêu lên được các đặc điểm cơ bản của NST giới tính.

- Một vài HS (được GV chỉ định) trình bày câu trả lời, các HS khác nhận xét bổ sung.

Dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp nêu được kết luận về đặc điểm cơ bản của NST giới tính. Kết luận:

Trong tế bào lưỡng bội (2n), ngoài các NST thường tồn tại thành từng cặp tương đồng, còn có một cặp NST giới tính XX (tương đồng) hoặc XY (không tương đồng).

NST giới tính mang gen quy định tính đực, tính cái và các tính trạng thường liên quan với giới tính.

Hoạt động 2:

TÌM HIỂU CƠ CHẾ NHIỄM SẮC THỂ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH GV bật máy chiếu lên màn hình (hay treo tranh

phóng to) hình 12. SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em nghiên cứu SGK để trả lời các câu hỏi sau:

- Có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân?

- HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm và cử đại diện trả lời.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và cùng xây dựng nên đáp án đúng (dưới sự chỉ đạo của GV).

Đáp án:

* Qua giảm phân, ở người mẹ chỉ chi ra 1 loại NST giới tính X, còn ở người bố thì cho ra 2

- Sự thụ tinh giữa các tinh trùng và trứng nào để tạo ra hợp tử phát triển thành con trai hay con gái?

- Tại sao tỉ lệ con trai và con gái sinh ra là xấp xỉ 1 : 1?

Ở đây, GV cần tìm hiểu thêm để giải thích tại sao tỉ lệ nam : nữ ở các lứa tuổi khác nhau thì có khác nhau chút ít (SGK đã nêu).

loại NST giới tính X và Y.

* Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính X với trứng tạo ra hợp tử chứa XX sẽ phát triển thành con gái, còn tinh trùng mang NST giới tính Y với trứng tạo ra hợp tử chứa XY sẽ phát triển thành con trai.

* Sở dĩ tỉ lệ con trai : con gái xấp xỉ 1 : 1 là do 2 loại tinh trùng mang X và Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau.

Hoạt động 3:

TÌM HIỂU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN HOÁ GIỚI TÍNH - GV yêu cầu HS đọc SGK để nêu lên được sự

ảnh hưởng của các yếu tố đến phân hoá giới tính.

- GV nêu vấn đề: Dựa vào cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính, người ta có thể điều chỉnh được tỉ lệ đực : cái (ở vật nuôi) phù hợp với nhu cầu của con người. Ví dụ (như SGK).

- HS tự nghiên cứu với SGK.

Một vài HS (do GV chỉ định) phát biểu ý kiến, các em khác bổ sung.

- Dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp chọn ra được ý kiến đúng.

Đó là:

Sự phân hoá giới tính không hoàn toàn phụ thuộc vào cặp NST giới tính mà còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. Ví dụ (nêu các ví dụ trong SGK).

IV. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN:

1. GV cho HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài và nhắc lại các ý chính. 2. Gợi ý trả lời các câu hỏi cuối bài.

Câu 1. Có thể lập bảng so sánh như sau:

NST thường NST giới tính

- Tồn tại thành từng cặp lớn hơn 1 ở tế bào xôma.

- Chỉ có cặp NST tương đồng.

- Quy định tính trạng thường của cơ thể.

- Chỉ có 1 cặp trong tế bào lưỡng bội. - Có các cặp NST tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY).

- Chủ yếu quy định tính trạng giới tính.

Câu 2. – Khi giảm phân tế bào sinh dục cái cho ra 1 loại trứng mang NST giới tính X, còn tế bào sinh dục đực cho ra 2 loại tinh trùng mang NST giới tính X và Y với tỉ lệ ngang nhau khi giao tử trứng kết hợp với tinh trùng mang NST giới tính X thì tạo ra con gái, còn khi trứng kết hợp với tinh trùng mang NST giới tính Y thì tạo ra con trai.

- Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định sinh con trai hay gái là do không đúng. Vì ở người bố mới có tinh trùng mang NST giới tính Y quyết định con trai.

Câu 3. Đánh dấu + vào ô  chỉ câu đúng nhất trong các câu sau. Tại sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ bằng nhau?

 a. Do 2 loại tinh trùng mang X và mang Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau.

 b. Tinh trùng mang X và mang Y tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau.

 c. Các hợp tử mang XX và XY được sống trong điều kiện nói chung là như nhau.

 d. Cả a và b. Đáp án: d.

Câu 4. Sự phân hoá giới tính còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. Dựa vào đó, người ta có thể chủ động để điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi.

Nhờ đó, con người có thể tạo ra những vật nuôi theo mục đích của mình.

Câu 5. Đánh dấu + vào ô  chỉ câu đúng nhất trong các câu sau. Ở những loài mà đực là dị giao tử thì những trường hợp nào trong các trường hợp sau có tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1?

1. Hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương? 2. Số giao tử đực bằng số giao tử cái.

3. Số cá thể đực và số cá thể cái trong loài bằng nhau.

4. Sự thụ tinh của hai loại tinh trùng mang NST X và NST Y với trứng có số lượng tương đương

 a.1, 4;  b.2, 3;  c. 3, 4;  d. 1, 2. Đáp án: a.

V. DẶN DÒ:

* Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài. * Trả lời các câu hỏi sau:

1. Nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường.

2. Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai?

3. Tại sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ bằng nhau?

4. Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn?

5. Ở những loài mà giới đực là giới dị giao tử thì những trường hợp nào trong các trường hợp sau đây đảm bảo tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1?

a. Số giao tử đực bằng số giao tử cái.

b. Hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương. c. Số cá thể đực và số cá thể cái trong loài vốn đã bằng nhau.

d. Sự thụ tinh của hai loại giao tử đực mang NST Y và NST Y với trứng có số lượng tương đương.

Ngày soạn: Ngày dạy:

Một phần của tài liệu giáo án sinh học 9 kì 1 (Trang 35 - 38)