Bài 15: ADN I MỤC TIÊU:

Một phần của tài liệu giáo án sinh học 9 kì 1 (Trang 43 - 46)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Bài 15: ADN I MỤC TIÊU:

I. MỤC TIÊU:

Học xong bài này, HS có khả năng:

- Xác định được thành phần hóa học của ADN. - Nêu được tính đặc thù và đa dạng của ADN. - Mô tả được cấu trúc không gian của ADN.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ và kĩ năng thảo luận theo nhóm.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Mô hình cấu tạo phân tử ADN. - Tranh phóng to hình 15 SGK (hoặc)

- Máy chiếu Overhead và bản trong ghi hình 15 SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Hoạt động 1:

TÌM HIỂU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA PHÂN TỬ ADN * GV treo tranh phóng to (hay bật máy chiếu

lên màn hình) hình 15 SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em đọc SGK để thực hiện  SGK: - Yếu tố nào quy định tính đặc thù của ADN? - Tính đa dạng của ADN được giải thích như thế nào?

* GV gợi ý: ADN là đa phân tử được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit A, T, G, X.

* GV nêu vấn đề: Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở cho sự đa dạng và đặc thù của các loài vật. ADN chủ yếu tập trung trong nhân và có khối lượng ổn định, đặc trưng của loài.

- Từng HS quan sát tranh, đọc SGK và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi của  SGK.

- Một vài nhóm (do GV chỉ định) trình bày các câu trả lời, các nhóm khác bổ sung và cùng xây dựng đáp án đúng (dưới sự chỉ đạo của GV).

Đáp án:

* Tính đặc thù của ADN là số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit quy định.

* Do sự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit đã tạo nên tính đa dạng của ADN. Hoạt động 2:

TÌM HIỂU CẤU TRÚC KHÔNG GIAN CỦA PHÂN TỬ ADN - GV cho HS quan sát lại tranh phóng to hình 15

SGK và phân tích cho HS thấy rõ: ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải), ngược chiều kim đồng hồ. - Mỗi chu kì xoắn cao 34Å gồm 10 cặp nuclêôtit. Đường kính vòng xoắn là 20Å

- Tiếp đó, GV yêu cầu HS thực hiện  SGK.

- GV nhấn mạnh: như vậy, khi biết trình tự sắp xếp các nuclêôtit của mạch đơn này thì có thể suy ra trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong mạch đơn kia.

- GV nêu câu hỏi: Theo NTBS, có nhận xét gì về tỉ lệ các nuclêôtit trong phân tử ADN?

đại diện trình bày câu trả lời.

- Đại diện một vài nhóm (được GV chỉ định) trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác bổ sung và dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp nêu được đáp án đúng.

Đáp án:

* Các loại nuclêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung (NTBS), A của mạch đơn này liên kết với T của mạch đơn kia bằng hai liên kết hiđrô, G của mạch đơn này liên kết với X của mạch đơn kia bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại. * Trình tự đơn phân trên mạch tương ứng là:

T-A-X-X-G-A-T-X-A-G.

- Từng HS độc lập suy nghĩ trả lời. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS nêu lên được: A + G = T + X.

Tỉ lệ: GA++TX trong các ADN khác nhau thì khác nhau và đặc trưng cho loài.

IV. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN:

1. GV yêu cầu HS đọc kĩ phần tóm tắt cuối bài và nêu lên những nội dung coơ bản: Thành phần hoá học của ADN, tính đặc thù và đa dạng của ADN, cấu trúc không gian của ADN và nguyên tắc bổ sung.

2. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài.

Câu 1. Đánh dấu + vào ô  chỉ câu đúng nhất trong các câu sau. Đặc điểm cấu tạo hoá học của ADN là:

1. ADN được cấu tạo từ nguyên tố C, H, O, N, P.

2. ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân.

3. ADN có kích thước lớn, có thể đạt tới khối lượng hàng chục triệu đơn vị cacbon. 4. Đơn phân của ADN là nuclêôtit gồm 4 loại (A,U,G,X).

 a. 1,3,4;  b. 1,2,3;  c. 1,2,4;  d. 2,3,4. Đáp án: b.

Câu 2. Đánh dấu + vào ô  chỉ câu đúng nhất trong các câu sau:

 a.Trong phân tử ADN, 4 loại nuclêôtit (A,T,G,X) liên kết với nhau theo chiều dọc.

 b.ADN có cấu tạo đặc thù là nhờ các nuclêôtit sắp xếp theo trình tự nhất định với số lượng lớn.

 c.Do tính chất bổ sung của hai mạch ADN, nên khi biết trình tự đơn phân của 1 mạch thì suy ra trình tự đơn phân của mạch còn lại.

 d.Về số lượng và tỉ lệ các loại đơn phân trong ADN là: A = T, G = X nên A + G = T + X.

Đáp án: a, c và d.

- Hệ quả của NTBS là: khi biết trình tự đơn phân của 1 mạch thì suy ra được trình tự đơn phân của mạch kia.

Do A = T, G = X => A + G = T + X

Câu 4. Đáp án: Trình tự các đơn phân trên đoạn mạch tương ứng là: T-A-X-G-A-T-X-A-G

Câu 5. Đánh dấu + vào ô  chỉ câu đúng nhất trong các câu sau. Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào sau đây quy định?

 a. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trong phân tử.

 b. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào.

 c. Tỉ lệ A + T/G + X trong phân tử.

 d. Cả b và c. Đáp án: a.

Câu 6. Đánh dấu + vào ô  chỉ câu đúng nhất trong các câu sau. Theo NTBS thì những trường hợp nào sau đây là đúng?

1. A + G = T + X 2. A + T = G + X 3. A = T; G = X 4. A + T + G = A + X + T 5. A + X + T = G + X + T  a.1,2,3;  b.1,3,4;  c.2 ,3,4;  d. 3,4,5. Đáp án: b. V. DẶN DÒ:

* Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài. * Trả lời các câu hỏi sau:

1. Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN. 2. Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù?

3. Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả của NTBS được thể hiện ở những điểm nào? 4. Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:

A-T-G-X-T-A-G-T-X

Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó.

5. Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào sau đây quy định?

a. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trong phân tử. b. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào.

c. Tỉ lệ A + T/G + X trong phân tử. d. Cả b và c.

6. Theo NTBS thì những trường hợp nào sau đây là đúng? a. A + G = T + X b. A + T = G + X c. A = T; G = X d. A + T + G = A + X + T * Đọc mục “Em có biết?”.  Ngày soạn: Ngày dạy:

Một phần của tài liệu giáo án sinh học 9 kì 1 (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w