III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Bài 19: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG I MỤC TIÊU:
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Nêu lên được mối quan hệ giữa ARN và prôtêin thông qua những hiểu biết về sự hình thành chuỗi axit amin.
- Giải thích được mối quan hệ giữa gen m ARN prôtêin tính trạng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích hình vẽ để thu nhận kiến thức, kĩ năng học theo nhóm.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh phóng to hình 19.1 - 3 SGK (hoặc)
- Máy chiếu Overhead và film ghi hình 19.1 - 3 SGK.
- Nếu có điều kiện thì làm mô hình động về sự hình thành chuỗi axit amin.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1:
TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ GIỮA ARN VÀ PRÔTÊIN * GV đặt vấn đề: Gen mang thông tin cấu trúc
prôtêin ở trong nhân, mà prôtêin được hình thành ở chất tế bào. Vậy, giữa ADNN và prôtêin phải quan hệ với nhau qua một vật trung gian nào đó.
* GV treo tranh phóng to (hay bấm máy chiếu lên màn hình) hình 19.1 SGK và yêu cầu HS tự nghiên cứu mục I SGK để trả lời câu hỏi: Hãy cho biết dạng trung gian và vai trò của nó trong mối quan hệ giữa gen và prôtêin.
* Ở đây GV cần giải thích cho HS rõ: mARN từ trong nhân ra chất tế bào để tổng hợp prôtêin. * Ở đây, mARN quy định trình tự sắp xếp các axit amin trên chuỗi axit amin (prôtêin). Tham gia vào quá trình tổng hợp prôtêin còn có tARN, ribôxôm, các enzim (xem mục I SGK).
* HS quan sát tranh, độc lập nghiên cứu SGK, rồi thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày câu trả lời.
* Một vài đại diện nhóm (do GV chỉ định) trả lời câu hỏi, cả lớp nhận xét, bổ sung để đưa ra đáp án đúng.
Đáp án:
mARN là dạng trung gian trong mối quan hệ giữa gen và prôtêin, có vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc prôtêin.
Hoạt động 2:
TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG * GV nêu vấn đề: Dựa vào quan hệ giữa gen,
mARN, prôtêin và tính trạng, ta có thể viết sơ đồ sau:
Gen mARN prôtêin tính trạng.
* GV treo tranh phóng to hình 19.2 SGK cho HS quan sát và cho các em nghiên cứu SGK để thực hiện ∇ SGK.
- HS quan sát tranh, độc lập nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm và cử đại diện trả lời 2 câu hỏi của SGK.
* GV lưu ý HS:
Trình tự của các nuclêôtit trên gen quy định trình tự các nuclêôtit trên mARN, rồi trình tự của nuclêôtit trên mARN lại quy định trình tự các axit amin trên chuỗi axit amin tạo thành prôtêin. Prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt động của tế bào để quy định tính trạng của cơ thể.
- Đại diện một vài nhóm (do GV chỉ định) trình bày câu trả lời.
- Cả lớp bổ sung và cùng xây dựng đáp án. Đáp án:
* Gen là khuôn mẫu tổng hợp mARN, mARN lại là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axit amin cấu thành prôtêin. Prôtêin biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể.
* Bản chất của mỗi quan hệ gen -> mARN -> prôtêin là trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN, qua đó quy định trình tự các axit amin tạo thành prôtêin.
IV. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN:
1. GV yêu cầu HS đọc phần tóm tắt cuối bài để phân tích được mối quan hệ giữa gen
mARN prôtêin tính trạng.
2. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài.
Câu 1. Xem lại vở ghi mối quan hệ đó đã được phân tích kĩ trong giờ học. Câu 2. NTBS được thể hiện trong mối quan hệ gen -> ARN là:
A bắt cặp với U, T bắt cặp với A, G bắt cặp với X, X bắt cặp với G.
Câu 3. Tìm cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống … thay cho các số 1, 2, 3 để hoàn chỉnh các câu sau:
Sự hình thành chuỗi …(1)… được thực hiện dựa trên …(2)… của mARN. Mối quan hệ giữa … (3)… và tính trạng được thể hiện trong …(4)… gen (một đoạn ADN) mARN prôtêin tính trạng.
Trong đó, trình tự …(5)… trên ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN, thông qua đó …(6)… trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin cấu thành prôtêin và biểu hiện thành tính trạng.
Đáp án: 1. axit amin; 2. Khuôn mẫu; 3. Các gen; 4. Sơ đồ; 5. Các nuclêôtit; 6. Quy định.
V. DẶN DÒ:
* Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài. * Trả lời các câu hỏi sau:
1. Nêu mối quan hệ giữa gen và ARN, giữa ARN và prôtêin.
2. NTBS được biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ dưới đây như thế nào? Gen (một đoạn ADN) 1 mARN 2 Prôtêin. 3. Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ:
Ngày soạn: Ngày dạy: