III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Bài 11: PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH I MỤC TIÊU:
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Nêu được quá trình phát sinh giao tử ở động vật và cây có hoa. - Phân biệt được quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái. - Giải thích được bản chất của quá trình thụ tinh.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích để thu nhận kiến thức từ các hình vẽ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh phóng to hình 11 SGK (hoặc)
- Máy chiếu Overhead và film ghi hình 11 SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1:
TÌM HIỂU SỰ PHÁT SINH GIAO TỬ - GV treo tranh phóng to (hay bấm máy chiếu
lên màn hình) hình 11 SGK và hướng dẫn các em tìm hiểu SGK để trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật.
- GV có thể nêu câu hỏi gợi ý HS: Quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái có gì giống nhau và khác nhau.
- HS quan sát tranh và tìm hiểu SGK, trao đổi theo nhóm để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau của quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái.
- Dưới sự hướng dẫn của GV, các nhóm thống nhất đáp án (như dưới đây).
Đáp án:
* Giống nhau:
- Các tế bào mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều nguyên phân liên tiếp nhiều lần.
- Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều giảm phân để hình thành giao tử.
* Khác nhau:
Phát sinh giao tử cái Phát sinh giao tử đực
- Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho thể cực thứ nhất có kích thước nhỏ và noãn bào bậc 2 có kích thước lớn.
- Tinh bào bậc 1 qua giảm phân I cho 2 tinh bào bậc 2.
- Noãn bào bậc 2 qua giảm phân I cho thể cực thứ hai có kích thước bé và 1 tế bào trứng có kích thước lớn.
- Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân II cho 2 tinh tử, các tinh tử phát triển thành tinh trùng.
- Từ mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho 2 thể cực và 1 tế bào trứng, trong đó chỉ có trứng mới có khả năng thụ tinh.
- Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh trùng, các tinh trùng này đều có khả năng thụ tinh.
Hoạt động 2:
TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH THỤ TINH - GV yêu cầu HS quan sát tranh phóng to hình
11 SGK để trình bày được: Thực chất của quá trình thụ tinh là gì?
- Để ôn lại kiến thức về phân li độc lập (bài 5), GV có thể nêu câu hỏi: Tại sao sự kết hợp ngẫu nhiên giữa giao tử đực và giao tử cái lại tạo được hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc?
- GV nhận xét, bổ sung và chốt lại.
- HS quan sát tranh phóng to hình 11 SGK và nghiên cứu SGK, trao đổi theo nhóm và cử đại diện trình bày trước lớp.
- Dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp thảo luận và đưa ra kết luận:
Thực chất của quá trình thụ tinh là sự kết hợp hai bộ phận đơn bội (tổ hợp 2 bộ NST đơn bội n) của giao tử đực và giao tử cái tạo thành bộ NST lưỡng bội ở hợp tử (2n).
- HS độc lập suy nghĩ, rồi trao đổi theo nhóm và cử đại diện trình bày câu trả lời.
Đáp án:
Sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái lại tạo ra các hợp tử có các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc là vì: Trong quá trình phát sinh giao tử các NST trong cặp NST tương đồng phân li độc lập với nhau và trong quá trình thụ tinh, các giao tử lại kết hợp với nhau 1 cách ngẫu nhiên (tổ hợp các NST vốn có nguồn gốc từ bố hoặc mẹ).
Hoạt động 3:
TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH - GV nêu câu hỏi: Dựa vào kiến thức ở mục I
và II hãy nêu ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh.
- HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác bổ sung, dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp xây dựng đáp án đúng.
Đáp án:
- Sự phối hợp giữa các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể.
- Giảm phân tạo ra nhiều giao tử khác nhau về nguồn gốc NST, sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử qua thụ tinh tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau. Đây là nguyên nhân chính tạo ra các biến dị tổ hợp (nguyên liệu của quá trình tiến hoá và chọn giống).
IV. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN:
1. GV cho HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài nêu du cuối bài nêu được các vấn đề cơ bản về quá trình phát sinh giao tử, sự thụ tinh và ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh.
2. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài. Câu 1. Tham khảo nội dung ở mục I SGK.
Câu 2. Đánh dấu + vào ô chỉ câu đúng nhất trong các câu sau. Vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ?
a. Qua giảm phân, bộ NST đặc trưng của loài (2n) được phân chia liên tiếp 2 lần tạo ra các bộ NST đơn bội (n) ở các giao tử.
b. Nhờ quá trình giảm phân và thụ tinh bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ.
c. Trong thụ tinh các giao tử mang bộ NST đơn bội (n) kết hợp với nhau tạo ra hợp tử của bộ NST lưỡng bội (2n) đặc trưng cho loài.
d. Cả a, b và c. Đáp án: d.
Câu 3. Biến dị tổ hợp xuất hiện nhiều ở loài sinh sản hữu tính là vì:
- Do sự phân li độc lập của các NST trong hình thành giao tử và sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và cái trong thụ tinh.
- Do tổ hợp lại các gen vốn có ở tổ tiên, bố mẹ làm xuất hiện tính trạng đã có hoặc chưa có các thế hệ trước.
Câu 4.
Đánh dấu + vào ô chỉ câu đúng nhất trong các câu sau. Sự kiện quan trọng nhất của quá trình thụ tinh là gì?
a. Sự kết hợp theo nguyên tắc một giao tử đực với một giao tử cái.
b. Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái.
c. Sự tạo thành hợp tử.
d. Sự kết hợp nhân của hai giao tử. Đáp án: b.
Câu 5. Khi giảm phân và thụ tinh, trong tế bào của một loài giao phối, 2 cặp NST tương đồng kí hiệu là Aa và Bb sẽ cho ra các tổ hợp NST nào trong các giao tử và các hợp tử?
Đáp án:
P: a/A x b/B
GP: ab, aB, Ab, AB F1 (hợp tử)
Ab aB Ab AB
Ab Aabb aaBb Aabb AaBb
Ab aaBb aaBB AaBb AaBB
Ab Aabb AaBb AAbb AABb
AB AaBb AaBB AABb AABB
V. DẶN DÒ:
* Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài. * Trả lời các câu hỏi và bài tập sau:
2. Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ?
3. Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính được giải thích trên cơ sở tế bào học nào?
4. Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là gì trong các sự kiện sau đây: a. Sự kết hợp theo nguyên tắc: một giao tử đực với một giao tử cái.
b. Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội.
c. Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái. d. Sự tạo thành hợp tử.
5. Khi giảm phân và thụ tinh, trong tế bào của một loài giao phối, 2 cặp NST tương đồng kí hiệu là Aa và Bb sẽ cho ra các tổ hợp NST nào trong các giao tử và các hợp tử?
* Đọc mục “Em có biết?”.
Ngày soạn: Ngày dạy: