Bài 29: BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀ NỞ NGƯỜI I MỤC TIÊU:

Một phần của tài liệu giáo án sinh học 9 kì 1 (Trang 81 - 84)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Bài 29: BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀ NỞ NGƯỜI I MỤC TIÊU:

I. MỤC TIÊU:

Học xong bài này, HS có khả năng:

- Nhận biết được bệnh Đao và bện Tơcnơ qua các đặc điểm hình thái của bệnh nhân. - Nêu được các đặc điểm di truyền của các bệnh: bạch tạng, câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay.

- Xác định được nguyên nhân của các bệnh tật, di truyền, biết đề xướng biện pháp hạn chế sự phát sinh các bệnh tật này.

- Rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu với SGK, thảo luận theo nhóm và quan sát, phân tích thu nhận kiến thức từ hình vẽ.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Tranh phóng to hình 29.1 - 3 SGK (hoặc)

- Máy chiếu Overhead và film ghi hình 29.1 - 3 SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Hoạt động 1:

TÌM HIỂU MỘT VÀI BỆNH DI TRUYỀN Ở NGƯỜI GV nêu vấn đề: Các đột biến gen, đột biến cấu

trúc và số lượng NST có thể gây nên các bệnh, tật di truyền.

1. Bệnh Đao

* GV cho HS quan sát tranh phóng to hình 29.1 SGK và đọc SGK để trả lời các câu hỏi:

- Đặc điểm khác nhau giữa bộ NST của bệnh nhân Đao với bộ NST của người bình thường là gì?

- Có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua các đặc điểm nào?

2. Bệnh Tơcnơ (XO)

* GV lưu ý HS: Cần xem kĩ các cặp NST, đặc biệt là cặp NST giới tính và nghiên cứu thông tin SGK để trả lời câu hỏi của  SGK.

* GV nhận xét, bổ sung để hoàn thiện đáp án.

- HS quan sát tranh, đọc SGK, thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi.

- Một vài HS (do GV chỉ định) trả lời, các em khác bổ sung.

- Dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp cùng xây dựng đáp án đúng.

Đáp án:

* Bộ NST của bệnh nhân Đao khác bộ NST của người bình thường ở chỗ: Cặp NST thứ 21 của người bệnh Đao có 3 NST, của người bình thường là 2 NST.

* Có thể nhận biết người bệnh Đao qua các dấu hiệu: bé, lùn, cổ rụt, má phệ .. si đần bẩm sinh và không có con.

- HS quan sát tranh phóng to hình 29.2 SGK, nghiên cứu SGK và thảo luận theo nhóm để thực hiện  SGK.

- Đại diện một vài nhóm HS phát biểu câu trả lời, các nhóm khác bổ sung.

Đáp án:

* Bộ NST của bệnh nhân Tơcnơ khác với bộ NST của người bình thường ở chỗ: Cặp NST

3. Bệnh bạch tạng và bệnh câm điếc bẩm sinh. * GV cho HS đọc SGK để nêu lên khái niệm bệnh bạch tạng và bệnh câm điếc.

* GV nhận xét, chỉnh lí, bổ sung và nêu kết luận.

giới tính của các người bệnh Tơcnơ chỉ có 1 NST X, còn của người bình thường là XX.

* Có thể nhận biết người bị bệnh Tơcnơ qua các đặc điểm: Nữ, lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển.

- HS đọc SGK để rút ra: Thế nào là bệnh bạch tạng? Bệnh câm điếc là gì?

- Một vài HS phát biểu ý kiến, các em khác bổ sung.

Kết luận:

* Bệnh bạch tạng do một đột biến gen lặn gây ra, bệnh nhân có tóc màu trắng, mắt màu hồng.

* Bệnh câm điếc bẩm sinh cũng do một đột biến gen lặn gây ra (thường do chất phóng xạ hoặc chất độc hóa học gây ra).

Hoạt động 2:

TÌM HIỂU MỘT SỐ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI GV cho HS quan sát tranh, tự nêu lên một số dị

tật di truyền ở người.

* HS quan sát tranh phóng to hình 29.3 SGK để nêu lên một số tật di truyền ở người.

* Dưới sự hướng dẫn của GV, các em phải nêu lên được các dị tật di truyền ở người sau đây:

- Tật khe hở môi – hàm - Bàn tay mất một số ngón

- Bàn chân mất ngón và dính ngón - Bàn tay nhiều ngón.

Hoạt động 3:

TÌM HIỂU CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ PHÁT SINH TẬT, BỆNH DI TRUYỀN * GV nêu câu hỏi: Có thể hạn chế phát sinh tật,

bệnh di truyền ở người bằng cách nào?

* GV nhận xét, chỉnh sửa và nêu đáp án.

- HS tìm hiểu SGK, thảo luận theo nhóm để nêu lên được các biện pháp hạn chế tật, bệnh di truyền ở người.

- Đại diện một vài nhóm HS trình bày ý kiến của nhóm, các nhóm khác bỗ sung.

Đáp án:

* Đấu tranh chống sản xuất và sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường.

* Sử dụng đúng quy cách các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc chữa bệnh.

* Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây tật, bệnh di truyền hoặc hạn chế sinh con của các cặp vợ chồng trên.

IV. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN:

1. GV cho HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài. 2. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài.

Câu 1. Các đặc điểm đã được nêu rõ ở SGK.

 Câu 2. Các đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh, tật 6 ngón tay ở người được nêu rõ trong SGK.

Câu 3. - Nguyên nhân: do tác nhân lí hóa học và ô nhiễm môi trường. - Các biện pháp hạn chế:

+ Hạn chế sự gia tăng hoặc ngăn ngừa các hoạt động gây ô nhiễm môi trường. + Sử dụng hợp lí và có biện pháp đề phòng khi sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ .. + Không kết hôn hoặc không sinh con giữa các người bệnh.

V. DẶN DÒ:

* Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài. * Trả lời các câu hỏi sau:

1. Có thể nhận biết bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tơcnơ qua các đặc điểm hình thái nào?

2. Nêu các đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay ở người?

3. Nêu các nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh đó?

* Đọc mục “Em có biết?”.

Ngày soạn: Ngày dạy:

Một phần của tài liệu giáo án sinh học 9 kì 1 (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w