Hương 2 Thực trạng đầutưcông phát triển cơ sở hạ tầng tỉnh Hải Dương giai đoạn 2009-

Một phần của tài liệu Đầu tư công phát triển cơ sở hạ tầng tỉnh hải dương thực trạng và giải phápx (Trang 31 - 43)

tỉnh Hải Dương giai đoạn 2009-2012

Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, là một trong những cái nôi của nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt Nam. Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc đã để lại cho vùng đất này một tài sản vô giá với hàng trăm di tích lịch sử văn hoá. Vùng đất này gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân như Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, nơi sinh ra và lớn lên của đại danh y Tuệ Tĩnh.Diện tích là 1662 km2 ,dân số theo năm 2009 là 1.703.492 người.Về hành chính thì có 1 thành phố trực thuộc,1 thị xã và 10 huyện.

.1.1. Điều kiện tự nhiên

.1.1.1. Vị trí địa lý

Hải Dương là một trong 7 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tiếp giáp với các vùng phía đông giáp Thành phố Hải Phòng,phía tây giáp tỉnh Hưng Yên,phía nam giáp tỉnh Thái Bình,phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang .

.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Hải Dương được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp, phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.

.1.1.3. Khí hậu

Hải Dương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,30C, nhiệt độ cao nhất ở mùa hè không quá 24°C, giờ nắng trung bình hàng năm là 1524 giờ, lượng mưa trung bình hàng năm 1.300 - 1.700 mm, độ ẩm trung bình là 85 - 87%.

.1.2. Tiềm năng kinh tế

.1.2.1. Tiềm năng về nông nghiệp,lâm nghiệp và thủy sản

Là một tỉnh với diện tích khá lớn 165.185 ha trong đó diện tích đồng bằng 147.918 ha chiếm 89% còn lại là diện tích đồi núi là 17.267 ha chiếm 11% thuộc vùng núi Chí Linh-Kinh Môn.Với diện tích đồng bằng khá lớn phần lớn là dùng vào mục đích nông nghiệp là 91.883 ha,nên tiềm năng về nông nghiệp ở tỉnh là khá lớn hàng năm sản lượng nông nghiệp chiếm tỉ trọng khá lớn so với cả nước chiếm 4,7%.Đất sử dụng vào lâm nghiệp 9.089 ha,tỉnh ngày càng chú trọng vào phát triển rừng nên diện tích lâm nghiệp ngày càng được mở rộng.Với diện tích mặt nước là 10.829 ha nên một lợi thế khá lớn để để phát triển ngành thủy sản của tỉnh.

Nằm trong tam giác phát triển Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh nên tỉnh có ưu thế trong giao lưu trao đổi hàng hóa nông thủy sản,thúc đẩy sự phát triển các ngành nông nghiệp của tỉnh

.1.2.2. Tiềm năng công nghiệp

Trên địa bàn tỉnh Hải Dương cho đến nay đã xác định được 24 loại hình khoáng sản, gồm 91 mỏ - điểm quặng được chia thành 4 nhóm:

- Nhóm nhiên liệu chủ yếu là than đá: phân bố ở xã Văn Đức, Thái Học và Cổ Thành (huyện Chí Linh). Tài nguyên dự báo 75,14 triệu tấn.

- Nhóm khoáng sản kim loại: gồm sắt, đồng, thuỷ ngân, bauxit, trong đó có thuỷ ngân và bauxit có triển vọng. Mỏ thuỷ ngân phân bố ở phía đông bắc Sao Đỏ - Chí Linh. Tài nguyên dự báo 1.100 tấn Xinoba.. Mỏ bauxit phân bố ở phía bắc huyện Kinh Môn, trữ lượng đạt 0,129 triệu tấn.

- Nhóm khoáng sản không kim loại và khoáng chất công nghiệp: gồm sét chịu lửa, kaolin, keratophyr, cát thuỷ tinh, thạch anh tinh thể, dolomit, calcit và tale. Trong nhóm khoáng sản này có giá trị là sét chịu lửa, kaolin, keratophyr và dolomit.

Mỏ sét chịu lửa đạt trữ lượng 8,478 triệu tấn. Mỏ kaolin Phao Sơn và Minh Tân đạt trữ lượng 10,04 triệu tấn. Mỏ keratophyr phân bố ở phía đông bắc huyện Kinh Môn trữ lượng đạt 5,9 triệu tấn. Mỏ dolomit phân bố ở Minh Tân - Kinh Môn đạt trữ lượng 20 triệu tấn.

Nguyên vật liệu xây dựng gồm đá vôi xi măng, sét phụ gia xi măng, sét gạch ngói, cát xây dựng, đá vôi xây dựng, cuội kết thạch anh. Đá vôi xi măng gồm 4 mỏ phân bố ở phía bắc, đông bắc huyện Kinh Môn, tổng trữ lượng đạt 103,803 triệu tấn. Mỏ sét làm phụ gia xi măng gồm7 mỏ phân bố ở phía bắc, đông bắc huyện Kinh Môn, tổng trữ lượng đạt 89,938 triệu tấn. Sét gạch ngói gồm 21 mỏ phân bố ở xã Bắc An, Hoàng Tân, Hoàng Tiến (huyện Chí Linh) và dọc tuyến sông Kinh Thầy, sông Thái Bình, sông Luộc với tổng trữ lượng đạt 54,78 triệu m3. Các mỏ cát đen xây dựng gồm 22 mỏ phân bố dọc tuyến sông Thái Bình, sông Kinh Thầy, sông Đá Vách, sông Kinh Môn với tổng trữ lượng đạt 79,12 triệu m3. Đá vôi xây dựng gồm 4 mỏ phân bố ở phía bắc, tây bắc, đông bắc huyện Kinh Môn với tổng tài nguyên dự báo đạt 8,55 triệu m3. Cuội kết thạch anh phân bố ở phía tây, tây bắc thị trấn Sao Đỏ, huyện Chí Linh với tiềm năng dự báo đạt khoảng 100 triệu m3.Cùng với lợi thế là tài nguyên khoáng sản khá phong phú thì các nhà máy khai thác,chế biến mọc ra khá nhiều,điển hình là các nhà máy xi măng ở Hải Dương với tiềm năng và sự phát triển vô cùng lớn như xi măng Hoàng Thạch một trong nhà máy hàng đầu Việt Nam

Hải Dương đã khai thác lợi thế vị trí địa lí thuận lợi để thu hút đầu tư mở mang xây dựng nhà máy khu công nghiệp.Hàng loạt các khu công nghiệp lớn của tỉnh dọc quốc lộ 5 nối liền Hà Nội-Hải Phòng với đủ các ngành nghề kích thích sự phát triển của tỉnh cũng như tạo công ăn việc làm.

.1.2.3. Tiềm năng về du lịch

Một điều dễ nhận thấy là Hải Dương có tiềm năng dồi dào để phát triển các loại hình du lịch: Văn hoá tâm linh, cảnh quan sinh thái, dã ngoại nghỉ dưỡng. Trong những năm gần đây, Sở VHTTDL và các địa phương trong tỉnh đã tập trung đầu tư bảo tồn, tôn tạo những di sản vốn có tự nhiên trên mọi mặt: Xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật... tạo điều kiện tiền đề cho việc tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch. Du lịch Hải Dương không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, liên kết hoạt động . Về đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, tỉnh Hải Dương cơ bản xây dựng đường giao thông đến các khu, điểm du lịch như: Côn Sơn - Kiếp Bạc (Thị xã Chí Linh), An Phụ - Kính Chủ (Kinh Môn), Đảo cò Chi Lăng Nam (Thanh Miện), các làng nghề truyền thống như Gốm Chu Đậu (Nam Sách), Giày dép da Tam Lâm (Gia Lộc), Chạm khắc gỗ Đông Giao (Cẩm Giàng), Vàng bạc Châu Khê (Bình Giang)... Các tuyến đường giao thông thuận tiện cho việc đi lại của du khách. Từ năm 2004, tỉnh Hải Dương đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hải Dương đến năm 2020. Trong đó quy hoạch chi tiết 3 khu du lịch: Khu du lịch sinh thái tâm linh An Phụ - Kính Chủ, huyện Kinh Môn; Khu du lịch sinh thái Đảo Cò – Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện; Sân Golf Ngôi sao Chí Linh, huyện Chí Linh. Đang tiến hành thực hiện Quy hoạch: khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc, thị xã Chí Linh; khu du lịch sinh thái vùng dọc sông Hương, huyện Thanh Hà; khu du lịch sinh thái Đảo Ngọc, phía Tây TP Hải Dương; khu du lịch sinh thái Hà Hải, phía Đông TP Hải Dương. Các khu du lịch còn phải tiếp tục triển khai lập Quy hoạch chi tiết theo Quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt như: khu du lịch sinh thái Bến Tắm (thị xã Chí Linh); khu công viên - Hồ Bạch Đằng, TP Hải Dương.

Theo quy hoạch tổng thế 2020 và tầm nhìn 2030 của tỉnh,qui hoạch phát triển các khu du lịch,xây dựng cơ sở hạ tầng thuận tiện nhất cũng như các hoạt động phục vụ thu hút khác du lịch.Các dự án về nhà nghỉ khách sạn cũng như các nhà hàng đảm bảo phục vụ du khách một cách tốt nhất.

.1.3. Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2009-2012

Hải Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nên có tiềm năng cũng như lợi thế rất lớn trong phát triển kinh tế,do thời gian 2009-2012 là nằm trong thời kì vùng

trũng của suy thoái kinh tế nên tỉnh gặp khó khăn rất lớn trong phát triển kinh tế, nhưng nền kinh tế của tỉnh vẫn phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng khá, các chỉ tiêu cơ bản hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, chất lượng, hiệu quả nền kinh tế từng bước được nâng lên; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện; lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên, công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và thực hiện các chính sách xã hội đạt kết quả khá; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững; công tác quản lý tài nguyên môi trường được tăng cường.

Nền kinh tế Hải Dương thời gian gần đây duy trì tốc;độ tăng trưởng khá, quy mô kinh tế được cải thiện. Cụ thể, giai đoạn 2006-2010, GDP tăng bình quân 9,8%/năm; năm 2011 GDP trên địa bàn;tỉnh đạt 9,3%,năm 2012 GDP có đôi chút giảm xuống;là 9,1%. Cơ cấu kinh tế của Hải Dương tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng,vào các ngành công nghiệp, dịch vụ; giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Điểm nhấn quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Hải Dương là thành công trọng thu hút đầu;tư;nước ngoài vào tỉnh. Đến nay, Hải Dương đã thu hút được 225 dự án đầu tư nước ngoài, với số vốn đăng ký đạt gần 5,6 tỷ USD. Dẫn đầu về số vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh là Malaysia, với 4 dự án, vốn đầu tư trên 2,263 tỷ USD (chiếm 40,6% tổng vốn đầu tư đăng ký). Đứng thứ hai;là Nhật Bản với 37 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 766,4 triệu USD, chiếm 26,9% tổng vốn đầu tư vào tỉnh. Tiếp đến là Đài Loan với 45 dự án, tổng vốn đầu tư;đăng ký đạt trên 652,7 triệu USD…

Tại Hải Dương, công nghiệp và xây dựng là ngành được các chủ đầu tư quan tâm nhiều nhất (chiếm 94,31% vốn đầu tư đăng ký), với 191 dự án có tổng vốn;đầu tư đạt 5,256 tỷ USD. Nông nghiệp và chế biến nông, lâm sản, thực phẩm chỉ chiếm 1,75% với 14 dự án, vốn đăng ký đạt 97,7 triệu USD. Dịch vụ chiếm 3,94% với 20 dự án, vốn đăng ký 219,5 triệu USD. Hiện Hải Dương có trên 175 dự án đã đi vào sản xuất - kinh doanh, thu hút trên 90.400 lao động trực tiếp, cùng hàng nghìn lao động;gián tiếp. Tổng vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 1,974 tỷ USD, chiếm 35,4% tổng vốn đăng ký.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành theo xu thế công nghiệp hóa hiện đại hóa của Đảng và nhà nước,đề ra,xu hướng giảm dần tỷ trọng nông-lâm-thủy sản,tăng dần tỉ trọng công nghiệp-xây dựng và dịch vụ trong đó công nghiệp-xây dựng vẫn là chủ đạo.

Để đạt được những kết quả trên, Hải Dương đã nhận được sự ủng hộ, chỉ đạo sâu sát của Trung ương Đảng, Chính phủ, các bộ, ban ngành trung ương.và HDND, UBND

tỉnh Hải Dương. Trên địa bàn toàn tỉnh, Chính phủ đã cho phép quy hoạch đầu tư, xây dựng 18 khu công nghiệp.tập trung, với tổng diện tích 4.000 ha. Trong đó, 10 khu công nghiệp được phê duyệt quy hoạch chi tiết với diện tích 2.086 ha. Tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp đã thực hiện là 2.180 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh đã phê duyệt quy hoạch 38 cụm công nghiệp khác, với tổng diện tích gần 1.600 ha.

Dù vậy, việc thu hút đầu tư nước ngoài của Hải Dương vẫn còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn, cơ cấu đầu tư nước ngoài theo ngành, vùng lãnh thổ, đối tác còn chưa phù hợp với yêu cầu, định hướng thu hút đầu tư và sự phát triển của địa phương. Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông - lâm - thủy sản đến nay còn rất thấp. Các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn tập trung chủ yếu ven Quốc lộ 5A, khu vực có nhiều thuận lợi về giao thông và cơ sở hạ tầng. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên tổng lượng vốn đầu tư đăng ký còn thấp. Ngoài ra, vẫn còn một số doanh nghiệp triển khai dự án chậm, dẫn đến thực trạng lãng phí đất đai, nguồn lực và gây ô nhiễm môi trường.

.2. Chính sách và cơ chế quản lí đầu tư công tỉnh Hải Dương

.2.1. Khung pháp lí

Hoạt động đầu tư ở nước ta nói chung, trong đó bao gồm cả đầu tư sử dụng vốn nhà nước,trong thời gian vừa qua được quản lý theo quy định của nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Luật Ngân sách nhà nước; Luật Đầu tư; Luật Xây dựng; Luật Đấu thầu; Luật Đất đai; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Quản lý nợ công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;... Riêng hoạt động đầu tư công còn được điều chỉnh,bằng các nghị quyết của Quốc hội, các văn bản hướng dẫn thi hành các luật liên quan hoặc các nghị định của Chính Phủ như:

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư,xây dựng công trình.Nghị định 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về điều chỉnh, bổ sung một số điều của Nghị định 12/2009/NĐ-CP.

- Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ về Quy chế quản lý,sự dụng nguồn vốn ODA.

- Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý, điều hành,các Chương trình mục tiêu quốc gia

- Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 về giám sát, đánh giá đầu tư… Các luật và văn bản quy phạm pháp luật nói trên đã dần hình thành hệ thống pháp luật quản lý đầu tư công và đã có những đóng góp nhất định,trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

.2.2. Hiện trạng phân cấp đầu tư

Hằng năm, Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính giao chỉ tiêu thu và cân đối chi ngân sách,cho tỉnh Hải Dương, trong đó, giao chỉ tiêu chi đầu tư phát triển năm sau cao hơn năm trước:10%. Trong khi đó, nhu cầu đầu tư để đảm bảo các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ,tỉnh lần thứ XIII, các mục tiêu của Nghị quyết HĐND tỉnh giai đoạn 2011 - 2015, các Kết luận của Thường trực ba bên,là rất lớn. Năm 2010, nguồn vốn chi cho đầu tư phát triển của tỉnh chỉ đáp đáp ứng được 26,2% nhu cầu; năm 2011, đáp ứng được 29,68% nhu cầu; năm 2012, đáp ứng 26,3% nhu cầu. Do vậy, toàn tỉnh mất cân đối ở hầu hết,các nguồn vốn đầu tư XDCB, dẫn đến nhiều dự án đã phải kéo dài thời gian thi công, kế hoạch đầu tư bị cắt khúc, hiệu quả đầu tư hạn chế,gây lãng phí nguồn lực.

Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24-2-2011, Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15- 10-2011 của Thủ tướng Chính phủ và;Nghị quyết số 34/2011/NQ-HĐND ngày 09-12-2011 của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã tiến hành phân cấp triệt để vốn đầu tư phát triển cho các địa phương,tại Quyết định số 4188/2011/QĐ-UBND ngày 28-12-2011; phân cấp về thẩm quyền quyết định đầu tư và quản lý đầu tư cho các địa phương tại Quyết định số 4170/2011/QĐ-UBND ngày 28-12-2011.

.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng tỉnh Hải Dương 2009-2012

Là một trong số những vùng kinh tế trọng điểm với lợi thế vị trí,tài nguyên thiên thiên cũng như những nguồn nội lực đặc biệt là con người.Những năm qua Hải Dương đã không ngừng chứng minh được vị thế của mình trong nền kinh tế của miền mà còn là của cả nước.Cùng với đó là những định hướng chính sách hợp lí với điều kiện cũng như khả năng của tỉnh những năm qua các cấp ban ngành đang đưa tỉnh phát triển với mục tiêu nhanh-bền-vững.Cùng với cả nước,Hải Dương cũng nhận thức được tầm quan trọng của cơ

Một phần của tài liệu Đầu tư công phát triển cơ sở hạ tầng tỉnh hải dương thực trạng và giải phápx (Trang 31 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w