.1 Định hướng đầutưcông phát triển cơ sở hạ tầng tỉnh Hải Dương đến năm

Một phần của tài liệu Đầu tư công phát triển cơ sở hạ tầng tỉnh hải dương thực trạng và giải phápx (Trang 70 - 84)

Dương đến năm 2015

Thực hiện nhất quán chủ trương của Chính phủ về đổi mới mô hình tăng trưởng từ phát triển theo chiềurrộng sang phát triển theo chiều sâu, từ dựa chủ yếu vào tăng vốn đầu tư, khai thác tàinnguyên và lao động chất lượng thấp sang dựa vào hiệu quả, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở áp dụng những thành tựu mới về khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượngccao và kỹ năng quản lý hiện đại. Quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bám sát nội dung nhiệm vụ kế hoạch phát triển KTXH được HĐND tỉnh thông qua, chương trình hành động của UBND tỉnh.Nhằm khai thác huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư phát triển cho cơ sở hạ tầng với yếu tố chủ đạo là đầu tư công.

Tỉnh Hải Dương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng khác như Sở Tài chính, Sở Tài nguyên môi trường…và các doanh nghiệp trong tỉnh để tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất dịch vụ và thu hút đầu tư từ các nguồn để thực hiện tốt hơn chức năng và nhiệm vụ được giao về mọi mặt trong quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư. Tăng công khai mình bạch các nguồn vốn đầu tư công của tỉnh.

Phát huy tiềm năng của tỉnh để phát triển nền kinh tế một cách toàn diện vững chắc cũng như kêu gọi thu hút nguồn đầu tư vào cơ sở hạ tầng

Đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hôi, đặc biệt là những công trình giao thông, thủy lợi ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn đầu tư thông qua việc thực hiện chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế phát triển.

Quan tâm đến đội ngũ cán bộ tham gia quản lý trong Sở, có tinh thần trách nhiệm cao, có kiến thức chung, phong cách làm việc và trình độ tương thích với yêu cầu hội nhập, trước hết phải có khả năng làm việc độc lập, giao tiếp bằng ngoại ngữ tốt (tiếng Anh, Hoa, Nhật…).Nhằm tăng tính năng động trong công việc không nhưng đó là tiềm lực của nền kinh tế của tỉnh mà là thế mạnh trong công tác quản lý vốn đầu tư công cũng như có chính sách kêu gọi thu hút vào đầu tư cơ sở hạ tầng trong và ngoài nước.

Việc điều chỉnh chính sách đầu tư công phát triển cơ sở hạ tầng không đơn giản chỉ dừng ở việc chấn chỉnh lại việc thực hiện chính sách mà cần xuất phát từ những nghiên cứu cơ bản của những nhà hoạch định chính sách về mục tiêu định hướng đối với hoạt động đầu tư. Trong đó, vấn đề cốt lõi của chính sách đầu cần phải làm rõ là đầu tư là hoạt động vì mục đích công hay đầu tư của Nhà nước (có mục tiêu kinh doanh hay không kinh doanh). Cần xác định mục tiêu đầu tư công phát triển cơ sở hạ tầng dựa trên vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế, xã hội, chủ yếu cung cấp các dịch vụ, hàng hoá công phục vụ dân sinh.

Cụ thể hơn, cần xác định rõ mục đích của đầu tư công phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm những loại hoạt động nào .Người quyết định đầu tư những dự án này là Nhà nước, nhưng Nhà nước cụ thể là ai: Chính phủ hay Thủ tướng Chính phủ, các bộ, địa phương (cấp tỉnh hay cấp cơ sở). Tiếp đó, cần xác định chính xác phạm vi hoạt động đầu tư và thẩm quyền, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân được Nhà nước phân công, giao quyền quyết định cụ thể. Đó là cơ sở cho bảo đảm hiệu quả của hoạt động đầu tư, trong đó phải tách bạch trách nhiệm quản lý nhà nước với trách nhiệm bảo đảm hiệu quả đầu tư của từng chủ thể được giao quyền và trách nhiệm.

Một trong những giải pháp không thể không làm để cải cách chính sách đầu tư công phát triển cơ sở hạ tầng là cần kiên quyết xử lý dứt điểm “cục máu đông” trong đầu tư công hiện nay là đầu tư của các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nhà nước. Cần thu hẹp phạm vi đầu tư công của doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực mà tư nhân không đầu tư, còn các hoạt động khác của doanh nghiệp nhà nước do doanh nghiệp tự do kinh doanh và tự chịu trách nhiệm như các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.Để có thể cân đối thu chi trong các hoạt động đầu tư công cho các lĩnh vực công.

Nhà nước chỉ quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước bằng một đạo luật riêng về sử dụng vốn nhà nước vào đầu tư, kinh doanh để điều chỉnh loại hoạt

động này của doanh nghiệp nhà nước theo mục tiêu Nhà nước sử dụng lực lượng doanh nghiệp nhà nước để duy trì đầu tư ở một số họat động có tính chất công ích, đầu tư vào những lĩnh vực, dự án mà các nguồn lực kinh tế khác chưa đáp ứng được nhằm bổ sung những khiếm khuyết của thị trường, ví dụ như phát triển năng lượng sạch, công nghệ cao, cơ sở hạ tầng quan trọng, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo, bệnh viện chất lượng cao,…

.2. Tiếp cận phân tích SWOT

.2.1. Khải niệm phân tích SWOT

Phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược,rà soát và đánh giá vị trí,định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược…

Strengths và Weaknesses là các yếu tố nội tại của công ty còn Opportunities và Threats là các nhân tố tác động bên ngoài SWOT cho phép phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng tương đối đến khả năng cạnh tranh của công ty. SWOT thường được kết hợp với PEST (Political, Economic, Social, Technological analysis), mô hình phân tích thị trường và đánh giá tiềm năng thông qua yếu tố bên ngoài trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ. Phân tích theo mô hình SWOT là việc đánh giá các dữ liệu được sắp xếp theo dạng SWOT dưới một trật tự logic giúp người đọc hiểu được cũng như có thể trình bày và thảo luận để đi đến việc ra quyết định dễ dàng hơn.

.2.2. Cách sử dụng phân tích SWOT vào trong tổ chức kinh doanh

Thực hiên bước đầu tiên bằng cách thu thập đánh giá cái gì tốt, cái gì tồi trong hoạt động hiện tại và trong tương lai. Điều tốt trong hiện tại thể hiện sự thoả mãn (Satisfactory), trong tương lai thể hiện cơ hội (Opportunity), điều tồi trong hiện tại thể hiện điểm yếu (Weaknesses),những điều có thể xảy ra trong tương lai thể hiện nguy cơ (Threat).

Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lô gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Các mẫu SWOT cho phép kích thích suy nghĩ hơn là dựa trên các phản ứng theo thói quen hoặc theo bản năng. Mẫu

phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận 2 hàng 2 cột, chia làm 4 phần: Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threats. Lưu ý rằng cần xác định rõ ràng chủ đề phân tích bởi SWOT đánh giá triển vọng của một vấn đề hay một chủ thể nào đó, chẳng hạn một:

• Công ty (vị thế trên thị trường, độ tin cậy...) • Sản phẩm hay nhãn hiệu

• Đề xuất hay ý tưởng kinh doanh • Phương pháp kinh doanh

• Lựa chọn chiến lược (thâm nhập thị trường mới hay đưa ra một sản phẩm mới...)

• Cơ hội sáp nhập hay mua lại

• Đối tác tiềm năng

• Khả năng thay đổi nhà cung cấp

• Thuê ngoài hay gia công (outsourcing) một dịch vụ, một hoạt động hay một nguồn lực

• Cơ hội đầu tư

• Hơn nữa, SWOT có thể được áp dụng phân tích tình hình của đối thủ cạnh tranh.

Chủ đề phân tích SWOT cân được mô tả chính xác để những người khác có thể thực hiện tốt quá trình phân tích và hiểu được, hiểu đúng các đánh giá và ẩn ý của kết quả.

Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản SO (Strengths- Opportunities)các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường.WO(Weaks - Opportunities)các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường.ST(Strengths - Threats)các chiến lược dựa trên ưu thế của của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.WT(Weaks - Threats):các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh tổ chức.

Strengths(Điểm mạnh)

Điểm mạnh (duy trì, xây dựng và làm đòn bẩy), là những tố chất nổi trội xác thực và rõ ràng. Bao gồm:

• Trình độ chuyên môn

• Các kỹ năng có liên quan, kinh nghiệm công tác • Có nền tảng giáo dục tốt

• Có trách nhiệm, sự tận tâm và niềm đam mê công việc • Có khă năng phản ứng nhạy bén nhanh đối với công việc

Weaknesses(Điểm yếu)

Điểm yếu như:

• Những tính cách không phù hợp với công việc, những thói quen làm việc tiêu cực.

• Thiếu kinh nghiệm công tác hoặc kinh nghiệm không thích hợp. • Thiếu sự đào tạo chính quy, bài bản.

• Hạn chế về các mối quan hệ.

• Thiếu sự định hướng hay chưa có mục tiêu rõ ràng. • Kỹ năng nghề nghiệp chưa cao.

Opprtunities(Cơ hội)

Cơ hội (đánh giá một cách lạc quan), là những sự việc bên ngoài không thể kiểm soát được, chúng có thể là những đòn bẩy tiềm năng mang lại nhiều cơ hội thành công, bao gồm:

• Các xu hướng triển vọng. • Nền kinh tế phát triển bùng nổ. • Cơ hội nghề nghiệp mới rộng mở. • Một dự án đầy hứa hẹn được giao phó.

• Học hỏi được những kỹ năng hay kinh nghiệm mới. • Sự xuất hiện của công nghệ mới.

• Những chính sách mới được áp dụng.

Threats(Thách thức)

Thách thức (các trở ngại), là những yếu tố gây ra các tác động tiêu cực cho sự nghiệp, mức độ ảnh hưởng của chúng còn tùy thuộc vào những hành động ứng biến. Các thách thức hay gặp là:

• Sự cơ cấu và tổ chức lại ngành nghề. • Những áp lực khi thị trường biến động. • Một số kỹ năng trở nên lỗi thời.

• Bạn không sẵn sàng với phát triển của công nghệ.

Chất lượng phân tích của mô hình SWOT phụ thuộc vào chất lượng thông tin thu thập được. Thông tin cần tránh cái nhìn chủ quan từ một phía, nên tìm kiếm thông tin từ mọi phía: ban giám đốc, khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, đối tác chiến lược, tư vấn... SWOT cũng có phần hạn chế khi sắp xếp các thông tin với xu hướng giản lược. Điều này làm cho nhiều thông tin có thể bị gò ép vào vị trí không phù hợp với bản chất vấn đề.

Nhiều đề mục có thể bị trung hòa hoặc nhầm lẫn giữa hai thái cực S-W và O-T do quan điểm của nhà phân tích.

.3. Sử dụng phân tích SWOT áp dụng vào tình hình đầu tư công phát triển cơ

sở hạ tầng hiên nay của Hải Dương

.3.1. Strengths(Điểm mạnh)

Lợi thế của mình là gì.Công việc nào mình làm tốt nhất.Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng.Ưu thế mà người khác thấy được ở mình là gì.Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác. Cần thực tế chứ không khiêm tốn. Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp các sản phẩm chất lượng cao thì một quy trìh sản xuất với chất lượng như vậy không phải là ưu thế mà là điều cần thiết phải có để tồn tại trên thị trường.

.3.1.1. Điều kiện tự nhiên thuận lợi

Là một tỉnh với diện tích khá lớn 165.185 ha trong đó diện tích đồng bằng 147.918 ha chiếm 89% còn lại là diện tích đồi núi là 17.267 ha chiếm 11% thuộc vùng núi Chí Linh-Kinh Môn.Với diện tích đồng bằng khá lớn phần lớn là dùng vào mục đích nông nghiệp là 91.883 ha,nên tiềm năng về nông nghiệp ở tỉnh là khá lớn hàng năm sản lượng nông nghiệp chiếm tỉ trọng khá lớn so với cả nước chiếm 4,7%.Đất sử dụng vào lâm nghiệp 9.089 ha,tỉnh ngày càng chú trọng vào phát triển rừng nên diện tích lâm nghiệp ngày càng được mở rộng.Với diện tích mặt nước là 10.829 ha nên một lợi thế khá lớn để để phát triển ngành thủy sản của tỉnh.Với diện tích đồng bằng khá lớn lên việc triển khai các dự án nhằm phát triển cơ sở hạ tầng là lợi thế khá lơn,hiệu quả cao,không có những khó khăn bởi địa hình.

Nằm trong tam giác phát triển Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh nên tỉnh có ưu thế thu hút những nguồn vốn đầu từ cũng như nguồn viện trợ trong và ngoài nước.Là cầu nối giữa hai thành phố lớn Hà Nội – Hải Phòng nên khả năng giao lưu buôn bán lớn,cũng như lợi dụng địa thế đã xây dựng những KCN,CCN dọc đường 5 và mới đây là đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư về phát triển công nghiệp dịch vụ của tỉnh.Khai thác và phát huy tốt lợi thế đó tỉnh càng đầu tư một lượng lớn vốn phát triển cơ sở hạ tầng kích thích đầu tư và phát triển kinh tế.

Trên địa bàn tỉnh Hải Dương cho đến nay đã xác định được 24 loại hình khoáng sản, gồm 91 mỏ - điểm quặng được chia thành 4 nhóm:

- Nhóm nhiên liệu chủ yếu là than đá: phân bố ở xã Văn Đức, Thái Học và Cổ Thành (huyện Chí Linh). Tài nguyên dự báo 75,14 triệu tấn.

- Nhóm khoáng sản kim loại: gồm sắt, đồng, thuỷ ngân, bauxit, trong đó có thuỷ ngân và bauxit có triển vọng. Mỏ thuỷ ngân phân bố ở phía đông bắc Sao Đỏ - Chí Linh. Tài nguyên

dự báo 1.100 tấn Xinoba.. Mỏ bauxit phân bố ở phía bắc huyện Kinh Môn, trữ lượng đạt 0,129 triệu tấn.

- Nhóm khoáng sản không kim loại và khoáng chất công nghiệp: gồm sét chịu lửa, kaolin, keratophyr, cát thuỷ tinh, thạch anh tinh thể, dolomit, calcit và tale. Trong nhóm khoáng sản này có giá trị là sét chịu lửa, kaolin, keratophyr và dolomit.

Mỏ sét chịu lửa đạt trữ lượng 8,478 triệu tấn. Mỏ kaolin Phao Sơn và Minh Tân đạt trữ lượng 10,04 triệu tấn. Mỏ keratophyr phân bố ở phía đông bắc huyện Kinh Môn trữ lượng đạt 5,9 triệu tấn. Mỏ dolomit phân bố ở Minh Tân - Kinh Môn đạt trữ lượng 20 triệu tấn.

Nguyên vật liệu xây dựng gồm đá vôi xi măng, sét phụ gia xi măng, sét gạch ngói, cát xây dựng, đá vôi xây dựng, cuội kết thạch anh. Đá vôi xi măng gồm 4 mỏ phân bố ở phía bắc, đông bắc huyện Kinh Môn, tổng trữ lượng đạt 103,803 triệu tấn. Mỏ sét làm phụ gia xi măng gồm7 mỏ phân bố ở phía bắc, đông bắc huyện Kinh Môn, tổng trữ lượng đạt 89,938 triệu tấn. Sét gạch ngói gồm 21 mỏ phân bố ở xã Bắc An, Hoàng Tân, Hoàng Tiến (huyện Chí Linh) và dọc tuyến sông Kinh Thầy, sông Thái Bình, sông Luộc với tổng trữ lượng đạt 54,78 triệu m3. Các mỏ cát đen xây dựng gồm 22 mỏ phân bố dọc tuyến sông Thái Bình, sông Kinh Thầy, sông Đá Vách, sông Kinh Môn với tổng trữ lượng đạt 79,12 triệu m3. Đá vôi xây dựng gồm 4 mỏ phân bố ở phía bắc, tây bắc, đông bắc huyện Kinh Môn với tổng tài nguyên dự báo đạt 8,55 triệu m3. Cuội kết thạch anh phân bố ở phía tây, tây bắc thị trấn Sao Đỏ, huyện Chí Linh với tiềm năng dự báo đạt khoảng 100 triệu m3.Cùng với lợi thế là tài nguyên khoáng sản khá phong phú thì các nhà máy khai thác,chế biến mọc ra khá nhiều,điển hình là các nhà máy xi măng ở Hải Dương với tiềm năng và sự phát triển vô cùng lớn như xi măng Hoàng Thạch một trong nhà máy hàng đầu Việt Nam.Với lượng lớn trữ lượng khoáng sản như vậy đã kêu gọi

Một phần của tài liệu Đầu tư công phát triển cơ sở hạ tầng tỉnh hải dương thực trạng và giải phápx (Trang 70 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w