Qua bảng số liệu ta thấy tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng dần qua các năm năm 2009 là 2.364 tỷ đồng đến năm 2011 là 3.245 tỷ đồng, chỉ có năm 2012 là năm vùng trũng của suy thoái kinh tế nên giảm vốn đầu tư xuống 3.012 tỷ đồng cho thấy lượng đầu tư trong tỉnh là rất lớn và là môi trường đầu tư khá hấp dẫn.Nguyên nhân khiến vốn đầu tư liên tục tăng là do một mặt bới chính sách đầu tư thông thoáng,vị trí địa lí thuận lợi mặt khác là tỉnh đã và đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng một cách tốt nhất.Toàn tỉnh cố gắng đầu tư vào hoàn thiện cơ sở hạ tầng và giữ vai trò chủ đạo là vốn đầu tư của tỉnh,chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số lượng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng năm 2009 chiếm 78,5% cơ cấu vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng,năm 2010 thì tăng lên là 88,5%,đến năm 2012 thì tăng nên tới 95,9%.Năm 2012 chiếm tỷ trọng lớn đến thế do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên kinh tế tư nhân gặp nhiều khó khăn nên khả năng đầu tư vào cơ sở hạ tầng là rất nhỏ.
5Tốc độ tăng vốn liên hoàn: Tốc độ tăng hoặc giẩm định gốc là tỷ số giữa lượng tăng (giảm) định gốc với mức độ kỳ gốc cố định
Biểu đồ 2.2:So sánh giữa đấu tư công phát triển CSHT với đầu tư phát triển CSHT 2009-2012
(ĐVT: tỷ đồng) Nguồn :Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương
.4.1.2. Vốn đầu tư công phát triển cơ sở hạ tầng theo lĩnh vực
Trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của tỉnh Hải Dương,để đến nắm 2020 trở thành đô thị loại một tỉnh đã tập trung đầu tư vào những ngành quan trọng mũi nhọn với lợi thế của tỉnh.Cùng với đó tạo nên một môi trường đầu tư hấp dẫn với những chính sách mở của thông thoáng ưu đãi thu hút đầu tư từ bên ngoài cũng như tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng,điều kiện cần của mỗi nền kinh tế phát triển vững chắc.Nó là tiền đề để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa,hiệu quả hoạt động đầu tư thể hiện trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế-xã hội.Các lĩnh vực của cơ sở hạ tầng của Hải Dương đều được quan tâm đầu tư .Các tuyến đường trọng điểm được ưu tiên đầu tư,giao thông nông thôn từng bước kiên cố hóa,hạ tầng đô thị,hệ thống điện,cấp thoát nước,bưu chính-viễn thông từng bước được cải thiện.Cụ thể vốn đầu tư cho các lĩnh vực được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.4:Vốn đầu tư công phát triển cơ sở hạ tầng phân theo các lĩnh vực 2009-2012 (ĐVT: tỷ đồng) ST T Các lĩnh vực 2009 2010 2011 2012 VĐT % VĐT % VĐT % VĐT % 1 Giao thông 424 62,5 512 58,6 568 61,5 625 65,4 2 Điện 86 12,7 94 10,8 113 12,2 124 13 3 Cấp-thoát nước 54 8 98 11,2 107 11,6 96 10 4 Bưu chính- viễn thông 62 9,1 86 9,9 105 11,4 84 8,8 5 Công cộng 52 7,7 83 9,5 31 3,4 27 2,8 6 Tổng VĐT công CSHT 678 873 924 956
Biểu đồ 2.3:Cơ cấu vốn đầu tư công phân theo lĩnh vực tại tỉnh Hải Dương 2009-2012
Nguồn :Tính toán từ số liệu sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương
Khối lượng vốn đầu tư và tỷ trọng các lĩnh vực được đầu tư quan bảng cho ta thấy,tổng só vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vẫn tăng qua các năm dù nền kinh tế đang gặp khó khăn bởi suy thoái kinh tế toàn cầu.Từ năm 2009 là 678 tỷ đồng đến năm 2012 tăng lên là 956 tỷ đồng gấp 1,41 lần bình quân tăng 10,3% qua các năm.Năm 2009 vốn đầu tư công phát triển chiếm 28,6% vốn đầu tư toàn xã hội và chiếm 50,5% vốn đầu tư công nói chung,đến năm 2012 thì chiếm 31,7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và 61,1% vốn đầu tư công.Qua đó ta thấy tỉnh đang ngày càng chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng.Trong đó vốn đầu tư cho giao thông vận tải là lớn nhất,với lượng vốn chiếm tỷ trọng vô cùng lơn 62,5%- năm 2009 , 58,6%-năm 2010 , 61,5%-năm 2011 và đến năm 2012 nên đến 65,4%,số lượng vốn đầu tư vào giao thông vận tải lớn một phần là vai trò chủ đạo của nó phần nữa là sự tốn kém trong quá trình xây dựng thi công.Tiếp đến lĩnh vực điện được đầu tư với lượng vốn lớn thứ 2 sau giao thông vận tải,có vai trò với nền kinh tế được ví như o-xy đối với cơ thể người càng thể hiện được cần phải chú trọng đầu tư vào lĩnh vực này thế nào.Với năm 2009 chiếm 12,7% trong cơ cấu vốn đầu tư công phát triển cơ sở hạ tầng,đến năm 2012 là 13% trong cơ cấu vốn.Tiếp sau đó là đầu tư hệ thống bưu chính – viễn thông và hệ thống cấp thoát nước 2 lĩnh vực cần thiết và quan trọng của kết cấu cơ sở hạ tầng.Vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng công cộng cũng khá cao năm 2009-7,7% là 52 tỷ đồng cho lĩnh vực này.Cơ
cấu đầu tư phân bổ các lĩnh vực cơ sở hạ tầng của tỉnh như vậy là tương đối hợp lí với tình hình nền kinh tế của tỉnh hiện nay trong công cuộc xây dựng phát triển của tỉnh.
.4.1.2.1. Vốn đầu tư công phát triển hệ thống giao thông vận tải
Cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế Hải Dương,cơ sở hạ tầng đã phần nào chứng minh được vai trò của mình trong sự phát triển của tỉnh.Nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng các cấp chính quyền của tỉnh rất chú trọng quy hoạch đầu tư và phát triển.Đặc biệt cơ sở hạ tầng giao thông vận tải được xem là trọng tâm của cơ sở hạ tầng kĩ thuật,cần phải có bước đi trước để tạo điều kiện kích thích nền kinh tế phát triển.Nhu cầu vốn của giao thông vận tải cũng vô cùng lớn nên cần phải có bước đi vững chãi và đột phá để tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế.
Bảng 2.5: Vốn đầu tư công phát triển hệ thống giao thông vận tải 2009-2012
STT Mục 2009 2010 2011 2012
I Đường bộ 317 463 487 513
1 Quốc Lộ 93 87 121 157
2 Tỉnh Lộ 179 234 218 297
3 Đường huyện và đô thị 21 41 56 83
4 Giao thông nông thôn 24 101 92 88
II Đường sắt 36 21 42 67
III Đường thủy 71 28 39 45
B Tốc độ phát triển (%) (%) 100 120,8 110,9 110 I Đường bộ 100 146,1 105,2 105,3 1 Quốc Lộ 100 93,5 139,1 129,8 2 Tỉnh Lộ 100 130,7 93,2 136,2
3 Đường huyện và đô thị 100 195,2 136,6 148,2
4 Giao thông nông thôn 100 420,8 91,1 95,5
II Đường sắt 100 58,3 200 159,5
III Đường thủy 100 39,4 139,3 115,4
Nguồn :Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương
Biểu đồ 2.4:Cơ cấu vốn đầu tư công phát triển hệ thống giao thông vận tải 2009-2012