Các công cụ cạnh tranh

Một phần của tài liệu ĐẦU tư NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của NGÂN HÀNG TMCP bản VIỆT – CHI NHÁNH hà nội THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 31 - 33)

- Cạnh tranh bằng chất lượng: Trong nền kinh tế hiện nay, khi mà khoa học công nghệ phát triển ngày càng vượt bậc, sản phẩm ra đời ngày càng phong phú đa dạng, tạo thuận lợi cho lựa chọn của người tiêu dùng và đặt các ngân hàng vào vòng xoáy của áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt và để chiến thắng trong cạnh tranh thì buộc phải nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp. Đối với ngân hàng thương mại, để cạnh tranh bằng chất lượng phải xây dựng thật tốt chiến lược bằng công nghệ và chiến lược nguồn nhân lực bên cạnh với việc kết hợp chiến lược thị trường, chiến lược kinh doanh phù hợp. Chỉ có như vậy, các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng thương mại cung ứng mới đáp ứng đúng và đầy đủ, kịp thời nhu cầu tư phía khách hàng.

- Cạnh tranh bằng lãi suất : Trong việc xác định mức lãi suất và phí, các ngân hàng thương mại luôn phải đối mặt với những mâu thuẫn : Nếu như ngân hàng quan tâm tới khả năng cạnh tranh để mở rộng thị phần thì cần phải đưa ra các mức lãi suất và phí ưu đãi cho các khách hàng của mình, tuy nhiên điều này sẽ làm giảm doanh thu, thậm chí có thể khiến ngân hàng bị lỗ. Nhưng nếu ngân hàng chỉ chú trọng đến doanh thu thì phải đưa ra được mức lãi suất và phí hợp lý sao cho đáp ứng được mục tiêu tăng doanh thu, tuy nhiên điều này có thể dẫn đến việc các khách hàng sẽ chuyển sang sử dụng dịch vụ ở ngân hàng khác, mức lãi suất hấp dẫn hơn. Đối với nguồn vốn huy động, các ngân hàng nhỏ lẻ thường sử dụng chiến lược lãi suất cao hơn đối thủ để thu hút vốn về mình. Nhưng với tình hình áp trần lãi suất huy động như hiện nay, các chính sách tăng lãi suất huy động của ngân hàng không còn tác dụng nhiều. Mặt khác, không phải ngân hàng nào áp dụng mức lãi suất huy động cao cũng đồng nghĩa với việc thu hút được nhiều khác hàng. Bên cạnh việc quan tâm đến lãi suất, khách hàng còn quan tâm đến mức độ an toàn

của các khoản tiền mà mình gửi vào, độ tin cậy và khả năng thanh khoản của ngân hàng khi có biến động. Đối với cho vay thì tiêu chí lãi suất là quan tâm hàng đầu, kế đến là thời gian giải quyết hồ sơ, điều kiện xét duyệt cho vay, hạn mức ...

- Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối: Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng có đặc tính là không thể lưu trữ nên việc xây dựng mạng lưới bán hàng trở thành một vấn đề hết sức trọng yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mạng lưới tiêu thụ là phương tiện trực tiếp đưa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến khách hàng, đồng thời giúp ngân hàng nắm bắt chính xác và kịp thời nhu cầu của khách hàng, qua đó, ngân hàng chủ động trong việc cải tiến, hoàn thiện sản phẩm dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng.

Chương 2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP BẢN VIỆT – CHI NHÁNH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010 - 2012

Một phần của tài liệu ĐẦU tư NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của NGÂN HÀNG TMCP bản VIỆT – CHI NHÁNH hà nội THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w