Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP Bản Việt

Một phần của tài liệu ĐẦU tư NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của NGÂN HÀNG TMCP bản VIỆT – CHI NHÁNH hà nội THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 88 - 91)

3.1.1. Dự báo thị trường ngân hàng – tài chính trong thời gian tới

Dự báo thị trường tín dụng sẽ khả quan hơn sau động thái cắt giảm lãi suất chính sách của Ngân hàng nhà nước, các doanh nghiệp sẽ có thể tiếp cận nguồn vốn ngân hàng dễ dàng với lãi suất hợp lý hơn. Tuy nhiên năm 2013 vẫn là giai đoạn tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nên chắc chắn việc sàng lọc tín dụng của các ngân hàng đối với những người đi vay sẽ diễn ra với mức độ chặt chẽ hơn. Điều này có thể dẫn đến việc lãi suất tuy giảm nhưng khối lượng vay được của các doanh nghiệp lại không nhiều. Ngoài ra, các yếu tố kinh tế vĩ mô khác sẽ ảnh hưởng đến quyết định đi vay của doanh nghiệp. Các nhà hoạch định chính sách nên có những định hướng chính sách để nguồn tín dụng có thể chảy đến những lĩnh vực cần ưu tiên như sản xuất chế biến nông - lâm - thủy sản, hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các chính sách đối với trần lãi suất huy động hoặc cho vay nên sớm được dỡ bỏ khi thị trường tiền tệ ngân hàng ổn định trở lại và đảm bảo được về thanh khoản. Trong những trường hợp cần thiết ngân hàng nhà nước nên tích cực sử dụng nghiệp vụ thị trường mở hoặc các công cụ chính sách khác như cho vay tái cấp vốn, hoặc các biện pháp đặc biệt khác để đảm bảo sự ổn định tài chính trong bối cảnh hệ thống ngân hàng tái cơ cấu và giải quyết nợ xấu. Nhìn chung năm 2013 vẫn là một năm rất khó khăn đối với ngành ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước muốn rằng tăng trưởng tín dụng ở mức khoảng 12%. Đành rằng tăng trưởng tín dụng là cần thiết cho lợi nhuận của ngân hàng thế nhưng cần tránh tình trạng tăng trưởng quá nóng như những năm trước. Tín dụng cần phải có chất lượng tốt, hoạt độngquản trị rủi ro cần được chú ý nhiều hơn nữa. Năm nay thu nhập của ngân hàng từ hoạt động tín dụng sẽ rất hạn chế. Trong khi đó chi phí của các ngân hàng khó có thể giảm thiểu được nhiều hơn nữa. Chi phí lao động trong hệ thống ngân hàng rất cao, ngoài ra phải kể đến chi phí hạ tầng, thuê cao ốc, địa điểm và việc đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin, tất cả những chi phí đó đối với ngân hàng khó có thể giảm thiểu được. Trong năm 2012, nhiều ngân hàng đã tìm cách giảm chi phí đến mức tối đa. Vì vậy đến năm 2013, chi phí

của các ngân hàng không thể giảm thiểu hơn được nữa trừ khi họ sa thải nhân viên hàng loạt để giảm chi phí nhiều hơn nữa. Nhưng nếu làm thế, nó sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành của các ngân hàng và các ngân hàng ở trong trạng thái sẽ khó có thể phục vụ khách hàng. Như vậy, chi phí của ngân hàng khó có thể giảm trong khi lợi nhuận từ các mảng kinh doanh của ngân hàng năm nay sẽ vẫn khó khăn.

Nợ xấu bất động sản từ hệ thống ngân hàng chưa thể giải quyết nhanh, gây ảnh hưởng đến tính thanh khoản của thị trường bất động sản vì ngân hàng khó có thể cho doanh nghiệp hay chủ dự án bất động sản vay khi chưa giải quyết xong nợ cũ. Do vậy, để xử lý bài toán bất động sản, không còn cách nào khác là phải thực sự cơ cấu lại thị trường này, hướng thị trường đến các nhu cầu thực có khả năng thanh toán, phù hợp với thu nhập của người dân. Và điều quan trọng là cần có cái nhìn trung và dài hạn cho việc xử lý những bất cập trên thị trường đất đai, bất động sản vì đây là một hàng hóa có tính đặc biệt, có giá trị lớn.

Trong bối cảnh các kênh đầu tư khác đang có lợi suất thấp như tiền gửi ngân hàng có lãi suất huy động khá thấp, tỷ giá ổn định, thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi, còn kênh đầu tư vàng lại kém hấp dẫn do sự chênh lệch về giá trong nước và thế giới, dòng tiền đang được chuyển dịch dần về thị trường chứng khoán, điều này có thể sẽ thúc đẩy về mặt thanh khoản cũng như điểm số của thị trường trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trong dài hạn, sự phục hồi thực sự của thị trường chứng khoán sẽ phải dựa trên sự ổn định và các dấu hiệu khởi sắc thật sự của cả nền kinh tế.

3.1.2. Chiến lược phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt

Trong thời gian tới, ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt dựa trên tình hình kinh tế trong nước và quốc tế kết hợp với mục tiêu cần hướng tới của đơn vị đã xây dựng chiến lược phát triển cho ngân hàng:

- Thứ nhất, xây dựng ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt thành một hệ thống ngân hàng có uy tín, có khả năng cạnh tranh, hoạt động có hiệu quả, an toàn, có khả năng huy động tốt các nguồn vốn trong xã hội và mở rộng đầu tư đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế. Lành mạnh hóa tài chính, thông qua việc cải thiện chất lượng tài sản, nâng cao hiệu quả kinh doanh,

giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả nguồn vốn đáp ứng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế về an toàn hoạt động.

- Thứ hai, xây dựng các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị nguồn vốn, kiểm tra kiểm toán nội bộ, xây dựng quy trình tín dụng hiện đại và sổ tay tín dụng, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ chỉ số an toàn và hiệu quả kinh doanh ngân hàng phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam. Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tập trung, độc lập và toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế để phát triển bền vững. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đảm bảo tuân thủ quy trình nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng. Tiếp tục thực hiện việc ứng dụng các mô hình quản lý theo chuẩn mực quốc tế để nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực quản lý điều hành. Nâng cao năng lực điều hành và phát triển các kỹ năng quản trị ngân hàng hiện đại; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

- Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Bản Việt nói chung và các Chi nhánh cũng như phòng giao dịch nói riêng nhằm giữ vững và phát triển nguồn vốn huy động hiện có, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch Trụ sở giao về huy động vốn. Huy động vốn là công tác khung xương của mọi hoạt động trong ngân hàng, nếu huy động vốn không đáp ứng được yêu cầu sẽ gây rối loạn hoạt động của ngân hàng.

- Thứ tư, đối với công tác tín dụng phải tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động tín dụng, tích cực thu hồi nợ để giảm dần tỷ lệ nợ xấu. Tiến hành phân loại khách hàng và đối tượng vay vốn để cơ cấu lại danh mục đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng. Phấn đấu giữ mức tăng trưởng tín dụng theo đúng chỉ tiêu được giao.

- Thứ năm, tăng cường các hoạt động marketing để củng cố và không ngừng mở rộng đội ngũ khách hàng, xây dựng chính sách khách hàng đồng bộ và hữu hiệu để thu hút khách hàng nhằm tăng thị phần của Chi nhánh đối với dịch vụ thanh toán. Chi nhánh Hà Nội mở rộng hoạt động trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội và nghiên cứu tiếp tục mở rộng thêm các phòng giao dịch trực thuộc tại Hà Nội và các tỉnh thành khác ở miền Bắc

qua đó mở rộng quy mô phục vụ, đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng và tiếp tục mở rộng thị phần của mình trong lĩnh vực ngân hàng

- Thứ sáu, tiếp tục tuyển dụng và tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả và năng suất lao động. Đồng thời chú trọng giáo dục tư tưởng và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên, đặc biệt là đối với những nhân viên mới tuyển dụng. Nâng cao năng suất lao động. Ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo tại chỗ, khuyến kích tự học để nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên; tích cực áp dụng công nghệ thông tin, đào tạo từ xa.

- Thứ bảy, coi trọng đầu tư đổi mới công nghệ, hiện đại hóa ngân hàng, đa dạng hóa sản phẩm phục vụ khách hàng. Triển khai áp dụng công nghệ thông tin, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ ngân hàng; xây dựng triển khai hệ thống thông tin quản trị trên nền tảng của hệ thống kế toán theo chuẩn quốc tế.

Một phần của tài liệu ĐẦU tư NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của NGÂN HÀNG TMCP bản VIỆT – CHI NHÁNH hà nội THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w