Nội – ngân hàng TMCP Bản Việt
3.2.1. Giải pháp tăng cường khả năng huy động vốn
Bất kỳ hoạt động đầu tư phát triển nào cũng đều cần phải có vốn. Toàn bộ nguồn vốn dùng cho đầu tư phát triển nói chung và đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh nói riêng tại ngân hàng TMCP Bản Việt đều là từ nguồn vốn chủ sở hữu, và thường chiếm một tỷ lệ nhất định của nguồn vồn chủ sở hữu của toàn bộ ngân hàng. Vốn chủ sở hữu có vai trò lớn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại vì đó là yếu tố quyết định năng lực tài chính của ngân hàng. Chi nhánh Hà Nội là một bộ phận trong hệ thống của ngân hàng TMCP Bản Việt và nguồn vốn cho hoạt động đầu tư tại đơn vị đều được cấp duyệt từ trên xuống, được phê duyệt bởi Phòng đầu tư đặt tại Trụ sở chính của ngân hàng. Do đó muốn tăng cường khả năng huy động vốn của ngân hàng cũng chính là tăng cường nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng đó. Để gia tăng nguồn vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư phát triển tại Chi nhánh Hà Nội thì phải có giải pháp làm gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu từ chính trụ sở chính và trong toàn bộ hệ thống ngân hàng TMCP Bản Việt. Giải pháp cho việc tăng cường khả năng huy động vốn cho ngân hàng TMCP Bản
Việt tăng vốn từ nguồn nội bộ ( lợi nhuận giữ lại của đơn vị) . Với việc tăng phần lợi nhuận giữ lại, ngân hàng sẽ có ưu thế là không phải phụ thuộc vào thị trường vốn, không phải chịu chi phí cao khi tìm kiếm nguồn lực tài trợ từ bên ngoài, ví dụ như lãi suất nếu vay từ ngân hàng nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, bên cạnh các ưu thế có được, ngân hàng phải xác định được tỷ lệ giữ lại lợi nhuận hợp lý để làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu, nếu tỷ lệ nhỏ thì nguồn vốn sẽ tăng trưởng chậm chạp nhưng nếu quá cao sẽ làm giảm thu nhập của cổ đông và dẫn đến làm giảm giá trị thị trường của cổ phiếu ngân hàng mình. Do vậy, tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tăng vốn tự có giữ ở mức độ ổn định qua các các năm và phù hợp tương ứng với tốc độ tăng trưởng của tài sản thì thể hiện sự phát triển ổn định của ngân hàng và mức độ ủng hộ cao của cổ đông đối với đường lối chính sách của ngân hàng đặt ra.
3.2.2. Giải pháp nâng cao định hướng đầu tư
- Ngân hàng TMCP Bản Việt cần xây dựng kế hoạch sử dụng vốn một cách cụ thể cả trong ngắn hạn vầ dài hạn để thấy được nguồn vốn nào được ưu tiên sử dụng trước và nguồn vốn nào cần sử dụng sau, số lượng và hình thức sử dụng. Việc tính toán giúp thấy được nhu cầu vốn cho từng công việc để từ đó phân bổ vốn một cách hợp lý, tránh gây thất thoát lãng phí. Việc xác định rõ đường lối, cách thức giúp giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm tối đa.
- Phân bổ nguồn vốn hợp lý cho các nội dung đầu tư: đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị, phát triển mạng lưới, phát triển ngân lực, đầu tư quản trị rủi ro trong ngân hàng. Việc phân bổ vốn đầu tư một cách hợp lý sẽ tạo được sự phát triển đồng bộ cho ngân hàng, không gây ra tình trạng thừa vốn, thiếu vốn trong các nội dung đầu tư. Việc phân bổ nên chia thành nhiều giai đoạn và căn cứ vào nhu cầu thực tế của từng nội dung đầu tư.
- Đầu tư trọng tâm, trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải gây thất thoát và lãng phí nguồn vốn được cấp. Trong khi nhu cầu đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực phục vụ của đơn vị là rất lớn nhưng nguồn vốn có hạn thì việc đầu tư đúng trọng tâm là điều hết sức quan trọng. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thị trường và năng lực thực tế của ngân hàng cần đưa ra thứ tự ưu tiên của các hoạt động đầu tư. Trong đó, chủ yếu ưu tiên phát triển đầu tư cho hoạt động marketing và phát triển nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của bất kì tổ chức kinh tế nào. Vì thế để đảm bảo cho sự phát triển bền vững về lâu dài thì Chi nhánh Hà Nội nói riêng và ngân hàng TMCP Bản Việt nói riêng cần có những chính sách đầu tư hợp lý, quan tâm hơn đến phát triển nguồn nhân lực.
- Trong khâu tuyển dụng cán bộ: Đầu tư nghiên cứu phương thức tuyển dụng hiệu quả, đa dạng hóa các kênh tuyển dụng và hạn chế tối đa các yếu tố chủ quan, thiên vị trong quá trình tuyển dụng.
- Tổ chức các khóa học định hướng cho nhân viên mới và một số khóa học chuyên sâu trong lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, chất lượng một số khóa học chưa tốt, thể hiện ở chỗ là tuy cán bộ đi học nhiều khóa đào tạo nhưng vẫn không áp dụng được vào công việc hàng ngày. Chi nhánh nên nghiên cứu, xem xét lại các khóa học để đạt được hiệu quả tốt hơn. Xây dựng một chiến lược đào tạo nhân lực rõ ràng và có tầm nhìn sẽ giúp cho ngân hàng chủ động trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư và đào tạo nhân lực được thuận lợi.
- Gắn hiệu quả đào tạo và nâng cao năng lực làm việc, tạo ra lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận cho ngân hàng. Song song với việc tổ chức các khóa đào tạo cho người lao động, ngân hàng TMCP Bản Việt nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đào tạo “ on job” vì cho dù được đào tạo bài bản đến đâu, nếu không có thực tế thì người lao động không thể có kinh nghiệm và kỹ năng xử lý công việc. Công tác đào tạo phải được thực hiện một cách bài bản và có quy trình. Đối với những cán bộ mới tuyển cần có quá trình đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ và văn hóa của ngân hàng. Việc đào tạo phải hướng đến trang bị các kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến nghiệp vụ hàng ngày để nhân viên hiểu sâu về công việc của mình.
- Cải cách chế độ lương thưởng. Đối với người lao động thì lương, thưởng và các chế độ khác chính là động lực thúc đẩy họ làm việc. Một chế độ đãi ngộ hợp lý sẽ làm cho người lao động gắn bó hơn với đơn vị và từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động cho đơn vị.
3.2.4. Tăng cường đầu tư mở rộng mạng lưới.
Hiện nay hệ thống các phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh Hà Nội của ngân hàng thương mại cổ phần còn rất ít. Trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội mới có 1 Chi nhánh Hà Nội và 5 phòng giao dịch trực thuộc của ngân hàng TMCP Bản Việt, gồm:
Phòng giao dịch Hoàn Kiếm: 24B Tông Đản, Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm; Phòng giao dịch Thanh Xuân: 96 Nguyễn Trãi , Phường Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân. Hà Nội; Phòng giao dịch Cầu Giấy: 25 Nguyễn Phong Sắc , Quận Cầu Giấy, Hà Nội; Phòng giao dịch Đống Đa: A1 Hoàng Cầu – số 02 Võ Văn Dũng, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa; Phòng giao dịch Hai Bà Trưng: 107 Trần Đại Nghĩa, Phường Bách Khoa, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Để mở rộng mạng lưới của mình, đưa hình ảnh ngân hàng đến gần hơn với khách hàng thì ngân hàng TMCP Bản Việt cần phổ cập hơn hình ảnh của mình, đầu tiên là việc mở rộng mạng lưới bằng cách thành lập thêm các phòng giao dịch trực thuộc và các chi nhánh không chỉ ở Hà Nội mà còn ở các tỉnh thành lân cận trên toàn miền Bắc. Một số tỉnh thành phố có rất nhiều tiềm năng trong lĩnh vực ngân hàng mà ngân hàng TMCP Bản Việt nên khai thác như Hải Phòng, Vĩnh Phúc,….
Trên địa bàn thành phố Hà Nội, các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh Hà Nội có mật độ quá mỏng. Vì vậy cần tăng cường mở rộng mạng lưới, thành lập thêm các phòng giao dịch. Nhưng chỉ tăng về số lượng thôi là chưa đủ, để có để đạt được hiệu quả, nâng cao hình ảnh thương hiệu ngân hàng TMCP Bản Việt trong mắt người tiêu dùng thì cần phải đầu tư nâng cao chất lượng của các phòng giao dịch đó. Ngân hàng nên phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ có hàm lượng công nghệ cao, kết hợp sản phẩm tín dụng với các sản phẩm phẩm tiện ích khác trong lĩnh vực huy động vốn, tài trợ thương mại, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử để hình thành các sản phẩm trọn gói cho khách hàng hoặc nhóm khách hàng, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ mạnh trong nước và cả nước ngoài về mặt mạng lưới, khả năng tiếp cận, hiểu biết và chăm sóc khách hàng.
- Tiến hành đầu tư hơn nữa về cơ sở hạ tầng cho các điểm giao dịch. Hiện nay mức độ đầu tư này không đồng đều, có sự khác biệt chênh lệch giữa các phòng giao dịch và chi nhánh.
- Đầu tư hệ thống máy ATM ở mỗi phòng giao dịch, tạo điều kiện cho khách hàng cá nhân trong việc rút tiền và từ đó tăng mức độ nhận biết của khách hàng với điểm giao dịch.
Công tác đầu tư phát triển hoạt động marketing và quảng bá hình ảnh đóng vai trò nền tảng cho sự thành công lâu dài của một ngân hàng. Công tác náy góp phần mở rộng thị trường, đem thương hiệu của ngân hàng TMCP Bản Việt đến gần với khách hàng hơn, giúp tăng cường năng lực cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận. Do quy mô ngân hàng TMCP Bản Việt vẫn còn nhỏ, mạng lưới trên địa bàn thành phố Hà Nội còn ít nên các chiến lược cạnh tranh đều phải được xem xét rất cản thận, phù hợp với sự phát triển của ngân hàng.
- Tại thị trường miền Bắc, Chi nhánh Hà Nội cần các hoạt động đi vào chiều sâu như chú trọng công tác quảng cáo, tài trợ, xây dựng quan hệ công chúng, tăng cường sự nhận biết của công chúng đối với thương hiệu của mình.
- Nâng cao hình ảnh thương hiệu, thu hẹp khoảng cách giữa thực tế và hình ảnh trong tiềm thức của khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng tiềm năng. Đưa công tác đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ thành một chương trình nghiên cứu có hệ thống và được thực hiện hàng năm bởi đội ngũ nghiên cứu thị trường độc lập. Xây dựng các chương trình quảng cáo có hệ thống, có chiến lược rõ ràng. Giành được sự công nhận, các giải thưởng của các tổ chức đánh giá có uy tín trong nước và quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng và sản phẩm dịch vụ.
- Trong chiến lược quảng cáo của ngân hàng TMCP Bản Việt. Hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng còn nhiều hạn chế, rất ít khi bắt gặp quảng cáo của Bản Việt trên truyền hình, báo chí…. Trong khi các đối thủ cạnh tranh khác rất chú trọng đến việc phổ cập hóa hình ảnh bằng các biện pháp quảng cáo, PR hữu hiệu bằng các phương tiện truyền thông thì Bản Việt còn rất chậm chạp trong hoạt động này. Trong thời gian tới, Bản Việt cần chú trọng hơn đến hoạt động truyền thông của mình, có thể tiếp thị hình ảnh đến người tiêu dùng thông qua các quảng cáo trên truyền hình, báo chí ,.. Trong thời đại Internet bùng nổ như hiện nay, Bản Việt có rất nhiều cách để đưa hình ảnh của mình gần hơn đến người tiêu dùng, có thể thông qua website của mình và quảng cáo thông qua các banner trên các diễn đàn, các trang mạng xã hội được nhiều người biết đến như facebook, twitter, zingme,…. Thông qua việc liên kết hợp tác với các trang mạng xã hội đó, hình ảnh của ngân hàng sẽ được nhiều người biết đến hơn, đó cũng là một cách tiếp thị thương hiệu hiệu quả.
- Tăng cường hoạt động tài trợ, từ thiện nhằm quảng cáo hình ảnh của đơn vị mình. Trong năm qua, Chi nhánh Hà Nội của ngân hàng TMCP Bản Việt đã đại diện cho ngân hàng Bản Việt tài trợ các suất học bổng cho sinh viên trường Kinh tế quốc dân, qua đó không chỉ khuyến khích tinh thần học tập cho sinh viên mà ngân hàng cũng đưa hình ảnh của mình gần hơn với mọi người, tăng số lượng người tham gia sử dụng thẻ của mình. Hoạt động này cần được tiếp tục và phát triển thêm tại nhiều đơn vị, nhiều khu vực khác để mọi người biết đến thương hiệu ngân hàng TMCP Bản Việt rộng hơn.
3.2.6. Nâng cao đầu tư công nghệ và hiện đại hóa ngân hàng
Công nghệ ngân hàng nước ta dù được chú trọng trong thời gian qua nhưng vẫn bị đánh giá là yếu kém. Hiện nay, nhiều ngân hàng đã triển khai các phần mềm hiện đại với chức năng hoạt động giao dịch trực tuyến (Online), tạo thêm nhiều sản phẩm gia tăng cho khách hàng trong quá trình giao dịch với ngân hàng. Nhìn chung, các phần mềm mà một số ngân hàng thương mại đang ứng dụng đều là những phần mềm thế hệ mới được nhiều ngân hàng trên thế giới đang sử dụng. Tuy nhiên, công tác triển khai chậm và khi triển khai xong, một số bộ phận lại chưa tạo được một cơ chế nhằm khai thác hiệu quả công nghệ đó. Cùng với việc hiện đại hoá công nghệ, ngân hàng cần có chính sách khai thác công nghệ hiệu quả thông qua việc phát triển những sản phẩm và nhóm sản phẩm dựa trên công nghệ cao nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ, tạo ra sự đa dạng trong lựa chọn sản phẩm và tăng cường bán chéo sản phẩm đến khách hàng. Đồng thời, việc phát triển đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ cũng sẽ góp phần phân tán và hạn chế bớt rủi ro trong quá trình hoạt động.
- Chi nhánh Hà Nội cần tiếp tục hoàn thiện và nâng cao công nghệ, tận dụng tối đa những ưu thế mà công nghệ mới mang lại để không gây ra những sai sót, nhầm lẫn nảy sinh ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng có thể gây mất lòng tin và đánh mất hình ảnh ngân hàng trong mặt người tiêu dùng. Tuy nhiên khi đầu tư vào công nghệ, cần có sự cân nhắc kĩ lưỡng vì chưa hẳn công nghệ càng hiện đại thì hiệu quả sẽ cao vì còn phụ thuộc vào năng lực của cán bộ công nhân viên.
- Tiếp tục triển khai và hoàn thiện các dự án hiện đại hóa ngân hàng, các chương trình hợp tác với đối tác trong phát triển kinh doanh.
- Đầu tư nâng cấp hệ thống hỗ trợ quản trị an ninh bảo mật theo ISO 27001, kiểm toán IT HSBC và quản lý chất lượng dịch vụ của hệ thống công nghệ. Cần phải có sự phối hợp thực hiện đồng bộ, có liên quan chặt chẽ giữa nhiều bộ phận.